Dân châu Á rộ mốt du lịch tới đảo Mỹ để tiêm vắc xin Covid_đội hình al-nassr gặp al-hazm

作者:Thể thao 来源:Cúp C1 浏览: 【】 发布时间:2025-01-10 12:47:54 评论数:

Một buổi chiều gần đây,ânchâuÁrộmốtdulịchtớiđảoMỹđểtiêmvắđội hình al-nassr gặp al-hazm Jimmy Lin vừa đeo khẩu trang N95 kèm kính chắn giọt bắn, vừa kéo chiếc va li chứa đầy mỳ gói và đồ tắm rời khỏi sân bay Guam.

{keywords}
Guam như thiên đường đối với những du khách đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đang bị áp hạn chế phòng chống dịch và chưa có đủ vắc xin chủng ngừa Covid-19 cho dân. Ảnh: Unsplash

"Có cảm giác như siêu thực khi ở đây. Tôi từng thường xuyên đi du lịch nước ngoài ít nhất một lần mỗi tháng, nhưng sau đó thế giới đột nhiên đóng cửa đối với tôi", người đàn ông 37 tuổi đến từ Đài Loan (Trung Quốc), chủ sở hữu một khu nghỉ mát trượt tuyết ở Nhật, chia sẻ.

Theo báo Washington Post, giống như hàng nghìn du khách châu Á khác, Lin đã tới Guam để được tiêm phòng Covid-19 bằng loại vắc xin mRNA yêu thích của Pfizer, theo một sáng kiến du lịch vắc xin được tạo ra nhằm bù đắp các thiệt hại do đại dịch.

Điểm đến lý tưởng kết hợp du lịch và tiêm chủng

Dù ngày càng có nhiều quốc gia phụ thuộc vào du lịch, chẳng hạn như Italia và Thái Lan cho phép du khách có chứng nhận tiêm chủng nhập cảnh, nhưng hàng triệu người chưa được chủng ngừa vẫn không thể tiếp cận kỳ nghỉ ở nước ngoài. Và Guam, vùng lãnh thổ thuộc Mỹ với hơn 80% người dân đã được chủng ngừa đầy đủ cùng nguồn cung vắc xin dồi dào và không áp cách ly, trở thành điểm đến lý tưởng.

{keywords}
Du khách châu Á được hướng dẫn viên trợ giúp khi vừa hạ cánh xuống sân bay Guam. Ảnh: Pacific Island Times

Đối với những người đến từ Đài Loan, Hàn Quốc và các nơi khác, 3 tuần trên một hòn đảo nhiệt đới cộng với khả năng được tiêm trọn 2 liều vắc xin Covid-19 là cơ hội mà họ không phải lúc nào cũng có được ở quê nhà vì thiếu nguồn cung và các vấn đề tiếp cận.

"Tôi là người kén chọn vắc xin. Ở đây, tại Guam, tôi có thể chọn loại vắc xin mà mình muốn với giá cả chấp nhận được. Nhưng ở Đài Loan, tất cả những gì tôi có thể làm là chờ đợi bất cứ loại nào sẵn có và chẳng ai biết khi nào mới tới lượt tiêm", Lin tiết lộ. Anh đã tiêm mũi Pfizer thứ nhất vào ngày 3/8 thông qua chương trình "Kỳ nghỉ và Tiêm chủng" hay AirV&V do chính quyền Guam bảo trợ, với chi phí phải trả là 100USD cho mỗi liều vắc xin.

Trên khắp thế giới, những nơi phụ thuộc vào du lịch đã nảy ra những ý tưởng sáng tạo nhằm cố gắng hồi sinh hoạt động kinh doanh đã bị đại dịch tàn phá. Một số đã tìm cách thu hút những người du mục kỹ thuật số hoặc cho phép du khách cách ly trong các khu nghỉ dưỡng. Những nơi khác đã thử áp dụng "bong bóng du lịch", nhưng biện pháp này sụp đổ khi các đợt dịch mới bùng phát.

Trong khi sáng kiến AirV&V chỉ có thể bù đắp một phần nhỏ con số thiệt hại về doanh thu của ngành du lịch của Guam (hơn 1,6 triệu du khách quốc tế đã đến đảo vào năm 2019), các doanh nghiệp cho rằng chương trình rất đáng để triển khai.

Công ty lữ hành Lion Travel thống kê, khoảng 2.000 cư dân ở Đài Loan, nơi mới chỉ 4% dân số được tiêm phòng đầy đủ, đã đến Guam kể từ chuyến bay AirV&V đầu tiên vào ngày 6/7. Lion Travel là công ty Đài Loan đang cung cấp các tour du lịch nhóm tới Guam và Palau.

{keywords}
Một y tá thuộc Trung tâm Y tế Mỹ đang tiêm vắc xin Pfizer cho một du khách ở khách sạn Hyatt Regency, một trong những cơ sở lưu trú trong chương trình AirV&V của Guam

Các khách du lịch tiêm chủng sẽ đặt hẹn tiêm vắc xin Covid-19 trực tuyến và thường được chủng ngừa tại một ki-ốt ở trung tâm du lịch Tumon, khu quy tụ các khách sạn và cửa hàng hạng sang. Các hãng công nghệ bao gồm TSMC, nhà sản xuất vi xử lý lớn nhất thế giới, đã đặt các chuyến du lịch theo nhóm cho nhân viên của họ. Những người này đến Guam trong các chuyến bay được thuê trọn gói và ở trong một số khách sạn được chỉ định thuộc chương trình AirV&V.

Các trung tâm mua sắm và nhà hàng ở những điểm du lịch nổi tiếng của Guam đã tái mở cửa trong các tuần gần đây khi thêm nhiều cư dân địa phương được tiêm phòng hơn. Hiện tại, lượng khách du lịch khiêm tốn đang khuyến khích các doanh nghiệp khác học theo họ. Để lôi kéo khách đến, các quan chức Guam đã đề xuất tặng phiếu mua hàng trị giá 500USD cho những du khách theo chương trình AirV&V.

“Việc hồi phục hoàn toàn có thể mất nhiều thời gian, nhưng đưa khách du lịch trở lại là bước khởi đầu quan trọng cho sự phục hồi đó", Anna Kao, chủ sở hữu Ocean Villa bên bờ biển ở Tamuning, một ngôi làng tiếp giáp với Tumon, nhận định. Nhà nghỉ của bà đã phải đóng cửa suốt nhiều tháng vào năm 2020 sau một đợt phong tỏa, nhưng mở cửa trở lại trước Giáng sinh và đón thêm nhiều du khách đến từ Đài Loan, Nhật và Philippines vào mùa hè năm nay.

Nguy cơ dịch bệnh dai dẳng

Tuy nhiên, ngay cả ở đây, cách Tokyo hơn 2.400km và cách Hawaii gần 6.500km, đại dịch vẫn chưa bao giờ biến mất.

Ngay sau khi giới chức Guam cho nới lỏng các biện pháp hạn chế vào mùa hè này, các ca mắc bắt đầu tăng vọt trở lại vào tháng 8. Chính quyền địa phương hôm 6/9 đã cho tái triển khai các quy định về đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Các cơ sở quân sự của Mỹ, bao gồm căn cứ hải quân Guam và căn cứ Không quân Andersen cũng phải tái áp đặt lệnh bắt buộc đeo khẩu trang. Các nhà hàng hiện cũng yêu cầu phải có chứng nhận tiêm phòng đối với các khách hàng muốn đến dùng bữa và tăng cường kiểm tra.

Brandon Kinsella, điều phối viên dự án cho chương trình AirV&V nhấn mạnh: “Như bạn có thể thấy, đại dịch sẽ không sớm biến mất bất cứ lúc nào. Sẽ vẫn luôn có nhu cầu về vắc xin và thị trường cho du lịch".

{keywords}
Thực khách xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19 và đăng ký số điện thoại trước khi bước vào một quán ăn trong trung tâm thương mại Micronesia ở Guam vào ngày 30/8, khi chính quyền địa phương cho tái áp đặt quy định đeo khẩu trang và giãn cách xã hội tại những địa điểm công cộng đóng kín. Ảnh: Washington Post

Guam, giống như phần còn lại của Mỹ, sẽ triển khai đợt tiêm mũi vắc xin tăng cường trong những tuần tới.

Làn sóng lây nhiễm mới đã lấy đi phần nào sự phấn khích đối với những du khách đang mong mỏi một kỳ nghỉ đầy nắng và cát. Một số nhóm khách Đài Loan đến Guam để tiêm chủng đang chọn cách tự cách ly trong các phòng khách sạn của họ, chỉ ra ngoài để mua đồ ăn mang về.

Richard Chang, một người đã nghỉ hưu ở Đài Bắc bộc bạch, ông không muốn bị nhiễm virus khi đến Guam để tiêm chủng. Ông vừa được tiêm mũi vắc xin Moderna thứ hai tại khách sạn Hyatt Regency Guam và đang giữ chặt cánh tay theo chỉ dẫn của một hướng dẫn viên địa phương nói tiếng Trung.

Guam từng trải qua các cuộc khủng hoảng khác trước kia và cuối cùng đều hồi phục.

Đi cùng hôn thê trong 3 tuần nghỉ dưỡng và tiêm phòng, Shin Hee-seok, một chuyên gia nghiên cứu luật học quốc tế tại Đại học Yonsei, Seoul cho hay, Hàn Quốc đang học cách chung sống với virus corona chủng mới. Xứ sở kim chi hiện ghi nhận hơn 1.000 ca mắc mỗi ngày và là một trong những nước có nhiều du khách nhất đến Guam.

Mặc dù số ca mắc ở Guam, hòn đảo với 170.000 dân là thấp so với những nơi khác, nhưng các du khách tiêm chủng đang phải đối mặt với những mối lo ngại khác, tầm thường hơn.

"Tôi đã làm mọi thứ vẫn mở cửa cho khách du lịch, từ bắn súng và đi bộ đường dài đến đi mô-tô nước, chèo thuyền kayak, lặn với bình dưỡng khí và lướt sóng. Đối với ai đó đã quen với cuộc sống thành thị, Guam tạo cảm giác giống như thiên đường, nhưng chỉ với tuần đầu tiên hoặc thứ hai. Nếu tôi phải ở đây lâu hơn, có lẽ tôi sẽ cảm thấy nhàm chán", ông Lin chia sẻ vào đêm trước khi bay trở về.

Tuấn Anh

>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất

Học Thái Lan, Malaysia thử nghiệm mở cửa điểm du lịch nổi tiếng

Học Thái Lan, Malaysia thử nghiệm mở cửa điểm du lịch nổi tiếng

Đảo Langkawi dự kiến sẽ trở thành điểm du lịch nổi tiếng đầu tiên của Malaysia tái mở cửa đón du khách trong nước, mở màn những nỗ lực vực dậy ngành du lịch đang điêu đứng vì Covid-19.

最近更新