当前位置:首页 >Cúp C1 >Nhiều sai phạm tại ĐH Tài chính Marketting TP.HCM_kết quả bóng đá giao hữu châu á

Nhiều sai phạm tại ĐH Tài chính Marketting TP.HCM_kết quả bóng đá giao hữu châu á

2025-01-26 09:23:23 [Cúp C1] 来源:Fabet

 - Kết luận thanh tra của Bộ Tài chính cho thấy hàng loạt sai phạm trong hoạt động đào tạo của Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM. 

Trước đó,ềusaiphạmtạiĐHTàichíkết quả bóng đá giao hữu châu á một phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh của nhà trường đã có đơn kiến nghị làm sáng tỏ những sai phạm của lãnh đạo trường như chỉ đạo tiêu cực trong kì thi nâng ngạch Chuyên viên của tổng cục thuế năm 2012; Mướn cơ sở đào tạo với giá cao để dư luận đặt vấn đề; Lập quỹ đen, khoản chi sai quy định; Bộ nhiệm lãnh đạo, kiêm nhiệm, tuyển dụng không đúng quy định....

{keywords}

Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM khai giảng lớp đào tạo thạc sĩ liên kết với ĐH Help Malaysia nhưng thực chất là phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế – Tài chính TP.HCM đào tạo (Ảnh: ufm.edu.vn)

Theo kết luận của Bộ Tài chính sau quá trình thanh tra, việc mỗi cán bộ coi thi của ĐH Tài chính - Marketing nhận thêm thù lao trong kì thi nâng ngạch Chuyên viên của Tổng Cục thuế năm 2012 là đúng sự thật. 

Cụ thể, mỗi cán bộ coi thi nhận tổng số tiền thù lao 4,2 triệu, trong đó nhận 1,2 triệu có kí nhận hợp pháp và nhận thêm 3 triệu không có kí nhận.

Bộ Tài chính cho rằng, việc thu chi phục vụ trong kì thi trong đó việc chi thù lao cho cán bộ giảng viên bao nhiêu, từ nguồn nào thuộc trách nhiệm Hội đồng thi của Bộ Tài chính, các khoản chi trên không thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của ĐH Tài chính – Marketing.

Liên kết đào tạo trái quy định

Kết luận của Bộ Tài chính cũng nêu rõ, việc nhà trường tự ý liên kết đào tạo, trái quy định của Bộ GD- ĐT đã cho phép trước đó.

Theo đó, tháng 8/2011 Bộ GD-ĐT đã có quyết định số 3899 cho phép trường ĐH Tài chính - Marketing và ĐH Help Malaysia thực hiện chương trình liên kết đào tạo, cấp bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hai bên liên kết có trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt Nam, thực hiện cam kết như đã trình bày với Bộ để xin cấp phép như tuyển ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học, đạt điểm tiếng Anh IELTS 6.0 hoặc tương đương, đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn của chương trình liên kết đào tạo; Thời gian đào tạo 18 tháng, chương trình đào tạo do ĐH Help chịu trách nhiệm xây dựng gồm 13 môn học, 39 tín chỉ; Ngôn ngữ giảng dạy tiếng Anh; Đội ngũ giảng viên giảng dạy là giảng viên ĐH Help và giảng viên ĐH tài chính marketing; Quy mô 40 học viên/khóa, mỗi năm tuyển sinh 2 khóa; Học phí 9.900USD/học viên, thời gian liên kết 5 năm; Cấp văn bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh do Đại học Help cấp…

Tuy nhiên, trên thực tế Trường ĐH Tài chính - Marketing lại phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế – Tài chính TP.HCM để cùng tuyển sinh, triển khai đào tạo. 

Trong đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế – Tài chính TP.HCM đóng vai trò chính trong thực hiện và thụ hưởng phần lớn nguồn thu (Viện Nghiên cứu Kinh tế – Tài chính TP.HCM
thụ hưởng 85%; ĐH Tài chính marketing thụ hưởng 15% sau khi chi trả cho ĐH Help)…

Bổ nhiệm cán bộ không đúng

Kết luận chỉ rõ quy định các khoa, phòng phải trích lại 5% trên tổng số thu cả khóa học do các khoa phòng tổ chức (thuộc phần quy định tỷ lệ khoán chi cho các khoa phòng) để phục vụ chi phí chung và bổ sung quỹ phúc lợi không đúng chế độ.

Về việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, kiêm nhiệm việc ĐH Tài chính - Marketing tuyển dụng và xếp ngạch lương chuyên viên chính cho ông Nguyễn Hồng Thanh – phó Trưởng phòng Quản trị thiết bị là không đúng. Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã có công văn về việc chuyển ngạch, hệ số lương đối với ông Thanh, trường đã xếp lại ngạch lương bậc cho ông này bậc chuyên viên....

Phải khắc phục những sai phạm tài chính, đào tạo

Bộ Tài chính yêu cầu, Trường ĐH Tài chính – Marketing cần làm việc với Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính TP.HCM tiến hành rà soát, kiểm tra hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán chi phí khởi nguồn mà trường được phân bổ chi phí 200. 294.000 đồng, đảm bảo quyết toán chi phí đó đúng tiền độ. 

Trước ngày 31/12/2014 phải có báo cáo Bộ Tài chính. 

Đồng thời, chấn chỉnh việc quản lý và phát hành biên lai, chứng từ thu khi phát sinh các khoản tại trường, khoa theo đúng chế độ hiện hành. Biên lai phải đóng dấu treo, ghi rõ đầu đủ họ tên người nhận, người nộp.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu nhà trường sớm khắc phục tồn đọng trong đào tạo. Có biện pháp thực hiện đúng vai trò chủ đạo trong liên kết đào tạo chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh với ĐH Help Malaysia, theo giấy phép của Bộ GD-ĐT. 

Cùng với đó, nhà trường cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong quản lý, đào tạo...

  • Lê Huyền

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

    推荐文章
    热点阅读