Tỉnh ủy Quảng Bình ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số_watford vs

时间:2025-01-12 21:36:01来源:Fabet作者:Cúp C1

Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025,ỉnhủyQuảngBìnhbanhànhNghịquyếtvềchuyểnđổisốwatford vs định hướng đến năm 2030 đã được Bí thư tỉnh ủy Vũ Đại Thắng ký ban hành.

Nghị quyết hướng tới mục tiêu xây dựng, hoàn thiện chính quyền số gắn liền với cải cách hành chính, công vụ, đồng hành, đồng bộ với xây dựng đô thị thông minh, phát triển kinh tế số, xã hội số, doanh nghiệp số, công dân số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Phát triển kinh tế số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và năng suất lao động, thúc đẩy hình thành các mô hình sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả cao, góp phần tăng trưởng GRDP hàng năm.

Phát triển xã hội số để thay đổi mô hình quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, tạo ra các giá trị mới cho xã hội.

Phấn đấu đến năm 2030, Quảng Bình cơ bản chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh theo các mục tiêu tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 749 ngày 3/6/2020.

{keywords}
Theo Nghị quyết về chuyển đổi số của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, địa phương này phấn đấu đến năm 2030 cơ bản chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh. (Ảnh minh họa: Internet)

Về mục tiêu cụ thể, đối với phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Bình xác định đến năm 2025, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính nộp trực tuyến đạt trên 50%; tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng với việc giải quyết thủ tục hành chính;

Cùng với đó, 70% cơ sở dữ liệu chuyên ngành được xây dựng; 100% cơ sở dữ liệu thuộc danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh được kết nối, chia sẻ toàn tỉnh; 40% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý... Quảng Bình thuộc nhóm 30 tỉnh dẫn đầu về chính quyền điện tử, chính quyền số vào năm 2025.

Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, các mục tiêu cụ thể của tỉnh Quảng Bình đến năm 2025 gồm có: Kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, mũi nhọn như tài chính, ngân hàng, viễn thông, công nghiệp năng lượng, thương mại, du lịch, dịch vụ... đạt trên 25%; Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 6,5%. Đến năm 2025, Quảng Bình thuộc nhóm trung bình khá về chỉ số cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của cả nước.

Đối với phát triển hạ tầng số, thu hẹp khoảng cách số, theo Nghị quyết, các mục tiêu hướng đến của tỉnh Quảng Bình giai đoạn đến năm 2025 là: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 75% hộ gia đình; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G đạt 100%, mạng di động 5G đạt 40% đến cấp xã;

60% cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm trạm y tế xã, phường, thị trấn triển khai nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa; 60% cơ sở giáo dục triển khai nền tảng hỗ trợ dạy, học từ xa và có thể chia sẻ tài nguyên dạy và học.

Cùng với đó, đến năm 2025 tối thiểu 1 đô thị trực thuộc tỉnh Quảng Bình cơ bản đạt nền tảng về đô thị thông minh. Tỉnh thuộc nhóm khá về bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Bình nêu rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cũng như một số lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Theo đó, ưu tiên chuyển đổi số trong các cơ quan, trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa - du lịch, nông nghiệp – nông thôn, giao thông vận tải và logistics, tài nguyên và môi trường, năng lượng, tài chính ngân hàng.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp tuyên truyền, triển khai có hiệu quả Nghị quyết về chuyển đổi số của tỉnh. Đồng thời, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn.

Việc tham mưu cho Tỉnh ủy/ Thành ủy xây dựng Nghị quyết về chuyển đổi số đã được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của các Sở TT&TT. Theo thống kê của Bộ TT&TT, đã có 48 Tỉnh/Thành ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề hoặc là lồng ghép nội dung về chuyển đổi số trong các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy.

Chia sẻ thêm về lý do cần có Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy về chuyển đổi số, đại diện Bộ TT&TT nhấn mạnh, chuyển đổi số là xu thế mới, xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam - tạo ra sự thay đổi, chấp nhận cái mới và cho cái mới không gian phát triển. Do vậy, cần có sự thống nhất về mặt chủ trương từ Trung ương đến địa phương.

“Cần coi Nghị quyết của Tỉnh/ Thành ủy là cơ sở, là nền móng quan trọng để triển khai chuyển đổi số tại địa bàn tỉnh, thành phố một cách an toàn, tránh các rủi ro đáng tiếc về mặt pháp lý có thể xảy ra cho lực lượng công nghệ”, đại diện Bộ TT&TT nêu quan điểm.

Vân Anh

Các tỉnh ủy, thành ủy cần có nghị quyết riêng về chuyển đổi số

Các tỉnh ủy, thành ủy cần có nghị quyết riêng về chuyển đổi số

Theo Bộ TT&TT, các tỉnh/thành ủy cần có nghị quyết riêng về chuyển đổi số để chỉ đạo ở tầm chiến lược chuyển đổi số tại địa phương và UBND tỉnh, thành phố có chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số để triển khai nghị quyết.

相关内容
推荐内容