Bộ Văn hóa,ộVHTTDLtrảlờikiếnnghịvềlantỏanhữngbộphimnhưĐàophởvàket qua bng da Thể thao và Du lịch (VHTTDL) mới đây nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang do Ban Dân nguyện chuyển đến. Cử tri đề nghị nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy định về nội dung của các phim truyền hình, điện ảnh của Việt Nam được công chiếu phải mang tính lịch sử, giáo dục truyền thống dân tộc nhằm tuyên truyền, lan tỏa các giá trị tốt đẹp của nước ta đến đông đảo người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Trả lời cử tri, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, hằng năm Bộ đều chủ động định hướng sáng tác, tổ chức các cuộc thi kịch bản, trại sáng tác, đầu tư chiều sâu, trọng tâm trọng điểm tới các nhà biên kịch, nhà văn, đạo diễn, nghệ sĩ trẻ có tài năng sáng tạo và phát động trên phạm vi cả nước. Đã có không ít các bộ phim truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình có chất lượng tốt, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân trong những dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước và dân tộc. Nhiều bộ phim do Nhà nước đặt hàng có chất lượng nghệ thuật và nội dung tư tưởng được phổ biến đến khán giả cả nước thông qua các tuần phim, đợt phim thực hiện nhiệm vụ chính trị và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Đó là các phim truyện: Truyền thuyết về Quán Tiên, Bình minh đỏ, Lính chiến, Đào, Phở và Piano, Đường xuyên rừng, Những người viết huyền thoại… (đề tài chống Mỹ cứu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng); Thầu Chín ở Xiêm, Vầng trăng thơ ấu(về lãnh tụ Hồ Chí Minh); các phim Thạch Thảo, Cô bé tóc xanh, Phượng cháy(đề tài thanh thiếu niên, gia đình); Những người con của làng, Cơn giông(đề tài xây dựng đời sống mới, xóa bỏ hận thù); Hồng Hà nữ sĩ(về nhà thơ, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm)… Các phim tài liệu thể hiện nhiều vấn đề của đời sống, bảo vệ biển đảo, phản ánh lịch sử chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các phim hoạt hình cũng được định hướng sáng tác để góp phần giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc. Chất lượng nghệ thuật và công nghệ sản xuất phim hoạt hình của Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ, nhiều phim hay, phim tốt về đề tài lịch sử và bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc. Luật Điện ảnh, các văn bản dưới luật đều có những quy định để huy động và tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị tham gia sản xuất phim bằng nguồn kinh phí xã hội hóa. Nội dung, chủ đề, đề tài do các nhà đầu tư, các đơn vị sản xuất tự quyết định. Bộ VHTTDL thực hiện nhiệm vụ phân loại phim để cấp giấy phép theo quy định. Hầu hết các phim Việt Nam sản xuất đều được cấp giấy phép phân loại phim. Quá trình thực hiện cho thấy, phim truyện chiếu rạp đa dạng về đề tài, đáp ứng được nhu cầu của công chúng khán giả. Các nhóm đề tài phong phú, có yếu tố phiêu lưu, điều tra, kỳ ảo, hồi hộp, giả tưởng, hài, và phản ánh đời sống xã hội được chuyển tải với nhiều hình thức hấp dẫn, công nghệ hiện đại, thu hút đông đảo công chúng với những vấn đề được công chúng quan tâm. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đánh giá đó là sự tích cực trong đời sống xã hội, sự tác động hiệu quả của điện ảnh Việt Nam, đóng góp chung trong sự nghiệp xây dựng công nghiệp điện ảnh giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn. Còn cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị xem lại phong trào xây dựng gia đình văn hóa, hiện nay kinh phí vẫn chi cho phong trào này rất nhiều. Trong khi đó các trận lũ lụt, cơ sở vật chất trường học nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa xuống cấp, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, một số địa phương chi kinh phí xây dựng các công trình cổng chào, tượng đài, các bức phù điêu rất lớn. Xây dựng tượng đài không có quy hoạch Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc thi đua, xây dựng gia đình văn hóa trên cả nước nhằm mục tiêu động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kinh phí cho hoạt động thi đua đã được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng và do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân đối, bảo đảm theo tình hình thực tế tại địa phương. Theo Bộ trưởng, việc xây dựng các công trình mỹ thuật (tượng đài, tranh hoành tráng) để ghi dấu ấn lịch sử, các sự kiện chính trị, văn hóa, góp phần tích cực vào việc giáo dục văn hóa truyền thống và phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân là có cơ sở. Việc này cũng là nhu cầu làm đẹp không gian kiến trúc đô thị bằng công trình mỹ thuật trong quá trình đô thị hóa là nhu cầu tự thân của một xã hội phát triển. Ngày 2/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 113 về hoạt động mỹ thuật, trong đó có quy định rõ về cơ quan quản lý mỹ thuật; kinh phí mỹ thuật trong các công trình văn hóa, thể thao và du lịch... là thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương. Bộ trưởng VHTTDL cho biết, sau khi Nghị định được ban hành, rất ít tỉnh/thành triển khai quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng tại địa bàn cấp tỉnh dẫn đến tình trạng xây dựng tượng đài không có quy hoạch, đặt không đúng vị trí, không phù hợp với cảnh quan môi trường.... Căn cứ quy định của pháp luật, tình hình thực tiễn, báo cáo của các địa phương về kết quả 10 năm triển khai thực hiện Nghị định số 113 và tổng hợp, rà soát các nội dung hướng dẫn quy định chi tiết về công trình mỹ thuật ngoài trời, Bộ VHTTDL đã hoàn thiện hồ sơ đề xuất, sửa đổi Nghị định số 113. Hiện Bộ đang gửi xin ý kiến rộng rãi, dự kiến trình Chính phủ vào quý 3/2024. |