Khi cầm tượng Oscar trong tay,ôngđiệptừbộphimngắnHungaryđoạtgiảtỷ số vn hôm nay đạo diễn Deak Kristof nói: “Hãy nuôi dạy trẻ con như thế nào để chúng ta có thể tự hào về chúng sau này”. Và ông cũng nói thêm rằng, ông dành tặng bộ phim cho các em nhỏ, những người có thể khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn… Lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Hungary, một bộ phim ngắn 20 phút đoạt giải thưởng Oscar về thể loại này. Đạo diễn trẻ Deák kriftóf làm bộ phim đầu tay của mình mang tên “Tất cả mọi người” cách đây gần hai năm với một kinh phí hoàn toàn không đáng kể. Trừ một hai diễn viên chính có chọn lựa, còn toàn thể các vai khác đều lấy từ trẻ em có sẵn trong một dàn đồng ca tại một trường tiểu học ở Budapest.
Do thể loại phim ngắn nên cốt chuyện cũng rất đơn giản. Cô bé mang tên Zsófia khi chuyển sang trường học mới đã xin đăng ký tham gia vào dàn đồng ca của trường. Thoạt đầu mọi chuyện tưởng như rất thuận lợi vì thầy hiệu trưởng khuyến khích các em tham gia hát, đoàn đồng ca của trường có tiếng đã từng đi thi ở nhiều nơi, đoạt nhiều giải thưởng, vinh danh cho trường. Nhưng ngay sau lần tập hát đầu tiên cô bé đã bị cô giáo thanh nhạc giữ lại, kiểm tra giọng và khi phát hiện Zsofia ngoài thích hát ra không có một chất giọng đặc biệt nào, cô giáo đã thẳng thừng yêu cầu Zsófia chỉ “giả vờ hát”, nghĩa là vẫn đứng trong dàn đồng ca, nhưng chỉ mấp máy môi không hát lên tiếng thật để không “ảnh hưởng” đến chất giọng trời phú của các bạn khác. Cô bé Zsófia rất buồn, nhưng với tâm hồn ngây thơ trong trắng, chấp nhận làm theo lời cô dậy: “Hát trong đầu cũng là hát, không phải cái gì cũng cần nói ra miệng”.
Một thời gian ngắn sau, Zsófia đã kết bạn với Liza, một cô bé cùng sở thích yêu âm nhạc, thích ca hát trong lớp. Một lần tập hát, do đứng bên cạnh, Liza đã phát hiện bạn gái mình không hát và chỉ mấp máy môi. Khi bị gặng hỏi, Zsofia không kìm lòng được nức nở thổ lộ với bạn chuyện cô giáo bắt Zsofia hát vờ. Liza bất bình phản ứng trong giờ tiếp theo, một mình đứng lên dám nói toạc ra là cô gian dối,không bình đẳng với các bạn, đòi bỏ không tiếp tục tham gia dàn đồng ca nữa. Nhưng cô giáo thanh nhạc không phải loại vừa, cô dùng hết sự khéo léo từng trải của mình để gây sức ép tâm lý cho tụi trẻ. Cô phân tích rằng trên đời không có gì là bình đẳng cả vì không phải ai cũng có chất giọng hay như của Liza và một số bạn khác, nếu tất cả mọi người cùng hát lúc đi thi sẽ không được giải, các em không được thưởng đi du lịch, nhà trường mất danh tiếng, bố mẹ không vui… rằng phải làm như cô nói mới đúng, mới tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người… Tất cả bọn trẻ đắng họng, không ai cãi lại cô một câu nào nữa.
Đoạn kết của bộ phim mang lại một bất ngờ hoàn toàn. Giờ phút lên sân khấu đi thi đã tới, ai cũng ăn mặc đẹp, chỉnh tề, khán giả hồi hộp chờ đợi và cô giáo cất tay lên bắt nhịp bài hát: Một, hai, ba… cả dàn đồng ca “say sưa” mấp máy môi, rất hùng hồn, rất giống hát thật chỉ có không phát ra một âm thanh nào. Mặc cho cô bực tức, trợn mắt, lay từng em một đay nghiến: “Hát đi, hát đi, hát to lên, thật to lên, tất cả mọi người!!!”, sân khấu vẫn không một tiếng động, chỉ thấy những cái mồm mấp máy như những con rối vô hồn. Rồi cô giáo ngượng quá vùng vằng bỏ đi, khán giả hoang mang xầm xì với nhau như trước một cơn bão lớn… bỗng giọng hát trong trẻo cao vút của Liza cất lên, nối theo cả dàn đồng ca hào hứng vừa hát vừa tràn đầy hạnh phúc trên những khuôn mặt non trẻ mà dũng cảm, chân thành. Kết thúc phim, lời bài hát vẫn còn vang mãi trong lòng tôi, chỉ muốn nghe đi nghe lại mãi. Bộ phim mang lại cho người xem lòng tin vào cái đẹp, cái đúng, vào sức mạnh của sự đồng cảm và của tập thể.
Phim “Tất cả mọi người“ đã giành được rất nhiều giải thưởng của khán giả trước khi trở thành ứng cử viên Oscar tại Toronto, Tokyo, Chicago và Berlin. Mỗi thước phim, mỗi hình ảnh đều được dàn dựng tự nhiên mà lôi cuốn người xem từ đầu đến cuối. Nhiều trường học, trong đó có trường của con tôi đã được cô giáo mang bộ phim ra thảo luận. Điều đáng nói là phần lớn các bạn trong lớp đều đồng tình rằng không được phân biệt đối xử, không được gian dối kể cả khi gian dối để được phần thưởng lớn mà trẻ con nào cũng thích. Cái vui nhất của dàn đồng ca là cảm giác được hát cùng nhau, cùng được chia sẻ. Giới nhà giáo lại nhiều người thông cảm với nhân vật cô giáo dạy hát bởi cô cũng phải chịu sức ép của nhà trường, phải có thi cử, phải có thành tích cô mới được giữ lại giảng dạy. Trong biến động của xã hội hiện nay, phim “Tất cả mọi người” như muốn nhắc lại một giá trị nhân bản mà lâu nay dường như bị lãng quên. Khi cầm tượng Oscar trong tay, đạo diễn Deak Kristof nói: “Hãy nuôi dạy trẻ con như thế nào để chúng ta có thể tự hào về chúng sau này!”. Và ông cũng nói thêm rằng, ông dành tặng bộ phim cho các em nhỏ, những người có thể khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn… Theo Bs Đặng Phương Lan (Từ Budapest - Hungary)/ Báo Dân trí |