Nhiều nghiên cứu khoa học và câu chuyện thực tế đã chứng minh rằng,ểugiađìnhnàykhónuôidạyđượcnhữngđứatrẻưutúmu - west ham trực tiếp con cái chính là tấm gương phản chiếu tính cách, lối sống của cha mẹ. Một đứa trẻ thông minh, hoà đồng, lễ phép thường sống trong gia đình gia giáo, có phép tắc, có phương pháp giáo dục cẩn thận. Ngược lại, những đứa trẻ tính khí nóng nảy, bất cần, thiếu kiên nhẫn sẽ sống trong môi trường mà cha mẹ có tính cách tương tự.
Dưới đây là 4 kiểu gia đình khó nuôi dạy được những đứa trẻ ưu tú. Nếu cha mẹ muốn cuộc đời con trở nên tươi sáng, cần sớm thay đổi hành vi của bản thân.
1. Cha mẹ cầu toàn quá mức
Nhiều người có tính cách nghiêm khắc, khắt khe, luôn đặt ra yêu cầu cao với bản thân và công việc. Sau khi có con, họ vẫn duy trì lối sống này và áp dụng vào việc nuôi dạy con. Chẳng hạn như khi con học nói, cách phát âm chưa chuẩn, họ sẽ cảm thấy khó chịu và bắt con sửa đi sửa lại bằng thái độ cáu gắt. Hay khi con họ bị điểm kém, họ sẽ trách mắng và bắt con phải đạt điểm 10 ở lần kiểm tra sau.
Các bậc phụ huynh cứ tưởng việc yêu cầu cao sẽ tốt cho con, giúp con nhanh chóng hoàn thiện bản thân. Nhưng thực tế, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, hoang mang mỗi khi làm sai điều gì. Những đứa trẻ có cha mẹ cầu toàn thường cảm thấy mặc cảm, tự ti về bản thân.
Cha mẹ cầu toàn quá mức khiến bầu không khí gia đình luôn căng thẳng, không yên ấm vì nhiều yêu cầu không thực tế, khó thực hiện được. Cầu toàn quá mức không tích cực chút nào cả ở một gia đình hay ở cấp độ cá nhân.
2. Bắt con cái chịu đựng khổ hạnh
Nhiều cha mẹ quan niệm trẻ cần rèn luyện gian khổ mới có thể thành tài. Điều này hoàn toàn đúng nhưng cần ở một mức độ nhất định, không nên bắt trẻ phải chịu khổ hạnh. Nhiều gia đình bắt con học tập căng thẳng, làm nhiều việc nhà nhưng không cho con được giao lưu với bạn bè hay đi du lịch vào dịp nghỉ hè. Họ nghĩ như vậy sẽ khiến đứa trẻ sinh hư, lười lao động và không chịu được vất vả sau này.
Tuy nhiên, phương pháp giáo dục này là phản khoa học, sẽ khiến những đứa trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, cảm thấy thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần và khao khát được tự do. Vì thế, cha mẹ không nên bắt con chịu khổ quá mức, hãy nuôi dưỡng tinh thần cho con một cách hài hoà. Cha mẹ cần xen kẽ thời gian giữa học tập, làm việc và giải trí để con cảm thấy vui vẻ, tràn đầy năng lượng tích cực.
3. Mắng con nơi đông người
Mắng con nơi đông người, xử phạt bằng hình thức xúc phạm được nhiều phụ huynh lựa chọn để giáo dục với hy vọng con không lặp lại sai phạm. Thế nhưng thực tế, điều này lại phản khoa học và ảnh hưởng đến quá trình phát triển tính cách của trẻ.
Nếu bị quát mắng nơi đông người, nhất là trước mặt bạn bè sẽ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, cũng không mang lại hiệu quả gì. Đặc biệt, hành động này của cha mẹ khiến trẻ tư ti, nhút nhát hoặc khó kiểm soát cảm xúc sau này. Sai lầm của trẻ có thể chỉ rất nhỏ nhưng nhiều người biết và bình luận lại thành chuyện lớn. Khi bị quát mắng nơi đông người, trẻ có cảm giác bị đẩy đến đường cùng, dẫn đến những hành động dại dột. Nhiều trẻ còn sinh tâm lý hằn học, chống đối, nuôi hận thù trong lòng.
Trẻ nhỏ cũng có sĩ diện và lòng tự trọng nên khi bị người thân, nhất là cha mẹ mắng mỏ trước nhiều người đồng nghĩa với việc cái tôi và lòng tự trọng bị tổn thương. Cách dạy này vô tình phản tác dụng và có thể gây ra những hậu quả lớn. Vậy nên, cha mẹ hãy cố gắng lắng nghe, thấu hiểu suy nghĩ của trẻ và chọn cách ứng xử thích hợp khi đang ở giữa đám đông hay nhà có khách.
4. Cha mẹ không thích giao lưu
Cha mẹ không thích kết bạn, giao lưu với mọi người sẽ khiến vòng tròn hiểu biết và mối quan hệ trở nên bó hẹp. Điều này khiến tầm nhìn của những đứa trẻ cũng bị thu hẹp lại, gặp nhiều hạn chế.
Ngược lại, nếu cha mẹ có nhiều bạn bè, con cái sẽ học được sự hiếu khách, cởi mở, hoà đồng. Trẻ còn học được phép lịch sự cơ bản, kỹ năng giao tiếp,… giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ một cách rõ rệt. Điều này giúp trẻ dễ có cơ hội thành công trong tương lai.