Bộ Xây dựng nói về việc doanh nghiệp xin lùi thời hạn văn bản sắp có hiệu lực_kết quả trận strasbourg
TheộXâydựngnóivềviệcdoanhnghiệpxinlùithờihạnvănbảnsắpcóhiệulựkết quả trận strasbourgo Thông tư 10 được Bộ Xây dựng ban hành ngày 1/11, đối tượng áp dụng là các cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu và sử dụng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; các tổ chức đánh giá sự phù hợp và tổ chức giám định tư pháp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
Một số doanh nghiệp nhập khẩu cho rằng, Thông tư 10 yêu cầu hàng hóa kiểm tra trước khi thông quan phải căn cứ kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định, nhưng thông tư lại không có quy định và cũng chưa có văn bản hướng dẫn, chỉ định các đơn vị được làm chứng nhận hợp quy theo phương thức 5.
Trong khi đó, thời điểm có hiệu lực thi hành của thông tư còn chưa đến 1 tháng nên doanh nghiệp nhập khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn để lựa chọn đơn vị đánh giá chứng nhận hợp quy.
Ngoài ra, quy trình triển khai chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 đối với hàng nhập khẩu được thực hiện qua nhiều bước: từ khâu đăng ký hồ sơ, lập kế hoạch đánh giá, lập đoàn kiểm định, kiểm tra hồ sơ trực tiếp tại xưởng sản xuất của nhà cung cấp, chọn mẫu, vận chuyển mẫu về Việt Nam và đánh giá chất lượng nên cần nhiều thời gian để thực hiện.
Việc Thông tư 10 có hiệu lực từ 16/12 là quá gấp để đáp ứng quy trình làm chứng nhận hợp quy.
Do đó, doanh nghiệp kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét thay đổi thời gian hiệu lực, thêm 1 năm đối với Thông tư 10 để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị.
Đề xuất lùi thời hạn thực hiện không đủ cơ sở
Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Lê Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), cho biết, hiện nay, các ý kiến đề xuất lùi thời hạn thực hiện Thông tư chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng; các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, kinh doanh lưu thông trên thị trường và sử dụng vật liệu xây dựng không có đề xuất này.
Ông Thành khẳng định, trong quá trình xây dựng thông tư, dự thảo đã được lấy ý kiến rộng rãi tại các cơ quan bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp về vật liệu xây dựng, đăng tải 60 ngày trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Xây dựng và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Bộ Xây dựng không nhận được ý kiến nào về thời hạn áp dụng thông tư.
Lý giải những ý kiến của doanh nghiệp, ông Thành cho hay, Thông tư 10 đã được ký ban hành và phổ biến rộng rãi từ ngày 1/11. Theo đó, có 45 ngày trước khi thông tư có hiệu lực (16/12) để các doanh nghiệp nghiên cứu, thực hiện các điều khoản chuyển tiếp.
“Như vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng hoàn toàn có đủ thời gian để sử dụng giấy chứng nhận hợp quy còn thời hạn, hoặc chuẩn bị hoàn thành thủ tục xuất khẩu các lô hàng tại các nước xong trước ngày 16/12, sau đó vận chuyển hàng hoá về các cửa khẩu nước ta; thậm chí sau một vài tháng vẫn được áp dụng theo các quy định trước đây", ông Thành nói.
Đại diện Bộ Xây dựng nhấn mạnh, mục đích chính của Thông tư 10 là quy định về quản lý chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng trong 5 quá trình hoạt động. Đó là sản xuất - xuất khẩu - nhập khẩu - lưu thông trên thị trường - sử dụng để tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng. Từ đó, sàng lọc các sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng chất lượng tốt và các sản phẩm chất lượng chưa tốt để quản lý, xử lý vi phạm.
Đồng thời, chấn chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, sinh hoạt của người dân.
“Đề xuất lùi thời hạn thực hiện là không đủ cơ sở. Việc triển khai Thông tư 10 đúng thời hạn sẽ giúp thị trường vật liệu xây dựng được ổn định, người tiêu dùng được lựa chọn sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng chất lượng tốt hơn cũng như sớm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”, ông Thành nhấn mạnh.