Ngày 12/6,ườitrẻHongKongchọnnằmyênngừngcốgắsố liệu thống kê về atlético madrid gặp rcd mallorca một khảo sát cho thấy gần 1/4 thanh niên Hong Kong xuất thân từ các gia đình có thu nhập thấp lựa chọn mặc kệ mọi thứ, hoặc làm những công việc chỉ kiếm đủ sống qua ngày.
Trong đó, một số người nói rằng họ cảm thấy vô vọng về tương lai, theo SCMP.
Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 bởi Hiệp hội Tổ chức Cộng đồng Hong Kong (SoCO). Trong số 100 người trẻ Hong Kong được phỏng vấn, khoảng 23% chỉ muốn tang ping, tức “nằm yên” theo tiếng Trung.
Từ năm ngoái, trào lưu nằm yên nổi lên ở xứ tỷ dân như một “lời hiệu triệu” dành cho giới trẻ Trung Quốc - những cá nhân hiện quá mệt mỏi với cuộc đua vô tận trên đường đời nhằm đáp ứng kỳ vọng của xã hội.
Những người được phỏng vấn ở độ tuổi 15-25, đến từ các gia đình có thu nhập thấp. Trong số những lý do khiến thanh niên xứ Cảng thơm ngừng nỗ lực, cứ 1 trên 4 người cho biết họ không cảm thấy có hy vọng vào tương lai.
Không thấy tương lai
Sinh viên đại học Kacey Choi (21 tuổi) cho biết cô không còn lựa chọn nào khác ngoài mặc kệ mọi thứ vì giá nhà thành phố cao ngất ngưởng.
Choi cùng gia đình thuê một căn nhà ở xã hội. Cô chăm chỉ làm thêm trong thời gian rảnh để hỗ trợ cha mẹ, nhưng vẫn không đủ tiền để mua hoặc thuê nơi ở rộng rãi hơn.
“Những người trẻ tuổi như tôi buộc phải chấp nhận thực tế. Tôi cảm thấy bất lực về tương lai. Tôi chỉ còn cách nằm yên thôi”, cô nói.
Mặt khác, gần 3 trong số mỗi 5 người được hỏi chưa muốn “nằm yên”. Một số nói rằng họ sẽ làm việc chăm chỉ để có thêm cơ hội và hy vọng trong tương lai.
Một số khác cho biết lối sống buông xuôi, ngừng phấn đấu vừa ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của một người, vừa gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
“Xã hội cho rằng nhiều người trẻ ngừng phấn đấu. Tuy nhiên, thực tế là những thanh niên đến từ gia đình có thu nhập thấp đang làm việc rất chăm chỉ”, Sze Lai-shan, Phó giám đốc SoCO, chia sẻ.
Nói về một số người trẻ phải làm việc trong nhiều năm sau khi tốt nghiệp để trang trải khoản nợ học phí, bà cho biết: “Họ vẫn khó thoát nghèo dù rất nỗ lực. Do đó, họ cảm thấy bất lực”.
Ngoài ra, gần 8 trên mỗi 10 người trẻ Hong Kong được hỏi cảm thấy tang ping- vấn đề sinh ra từ các yếu tố như phát triển kinh tế, đạo đức, hệ thống giáo dục và chính trị - cần được giải quyết.
Hầu hết cho biết vấn đề nhà ở của thành phố - bao gồm giá mua và tiền thuê đều tăng chóng mặt, cùng với thời gian chờ đợi lâu để được sở hữu ngôi nhà có giá phải chăng - đã khiến giới trẻ lựa chọn ngừng nỗ lực.
Một số lý do khác như hạn chế cơ hội việc làm, ít khả năng thăng tiến, chi phí giáo dục lớn và không có con đường tham gia vào các chính sách công.
Vicky Lo (21 tuổi), sinh viên năm 3 theo học ngành y học cổ truyền ở Trung Quốc, trở lại Hong Kong trong kỳ nghỉ hè. Cô làm việc part-time tại một nhà kho để kiếm thêm tiền trang trải sinh hoạt phí và học phí một năm - trị giá khoảng 8.000 HKD.
Cha của Lo đã nghỉ hưu, mẹ cô làm việc bán thời gian tại các công trường xây dựng, gia đình trông chờ vào khoản Trợ cấp An sinh Xã hội Toàn diện (CSSA) hàng tháng.
Lo cho biết công việc làm thêm đã tước đi thời gian thực tập của cô. Song, cô không còn lựa chọn nào khác dù lo lắng rằng mình sẽ kém cạnh tranh hơn trên thị trường việc làm.
Bất chấp khó khăn, cô cho biết: "Tôi chưa muốn ngừng cố gắng".
Những người được khảo sát đề xuất chính quyền cần tăng cường nguồn cung nhà ở cho giới trẻ với giá cả phải chăng và giáo dục đại học miễn phí.
“Giới trẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng sự hỗ trợ của chính quyền dành cho họ là rất hạn chế,” bà Sze nói.
Phó giám đốc kêu gọi chính quyền Hong Kong xây dựng chính sách cụ thể dành cho thanh niên với lộ trình và khung thời gian cụ thể, cung cấp các khoản hỗ trợ tiền thuê cho những người đang chờ nhà ở xã hội, đồng thời tạo thêm nhà trọ và các đơn vị nhà ở chuyển tiếp cho giới trẻ.
Bà cũng thúc giục chính quyền thúc đẩy cơ hội việc làm cho giới trẻ Hong Kong, cung cấp trợ cấp giáo dục và đưa các học sinh tốt nghiệp trung học thuộc gia đình có thu nhập thấp vào các chương trình CSSA và Trợ cấp Gia đình Làm việc.
Theo Zing