Ngày 10/6,ảlẽkhotàngâmnhạcViệtNamchỉcómỗbxhbd a tại Hà Nội diễn ra hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy văn hoá nghệ thuật truyền thống trong bối cảnh chuyển đổi số.
Hội thảo nhằm phát huy Đề án Ứng dụng nền tảng công nghệ số phục vụ công tác bảo tồn và triển khai đại nhạc hội dân ca và bolero Việt Nam (giai đoạn 2021-2025) do Viện Ứng dụng Công nghệ VIPTAM khởi xướng.
Nguy cơ mất đi phần vốn quý của văn hóa phi vật thể
Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Tuấn - Chủ tịch Viện Ứng dụng Công nghệ VIPTAM khẳng định, Đề án được ủng hộ và cho phép của Bộ VHTT&DL, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông chính là sự khẳng định giá trị, ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật.
“Trong đề án có sản phẩm đặc biệt đó là cuộc thiTìm kiếm tài năng trình diễn Dân ca và Bolero Việt Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện cuộc thi quy mô lớn, với 12 dòng nhạc dân ca và bolero kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nhằm tạo sự lan tỏa và tương tác giữa thí sinh và cộng đồng người hâm mộ một cách trực tiếp thông qua nền tảng công nghệ VDone. Phương pháp chấm điểm trên nền tảng số tạo sự minh bạch và công bằng cho các thí sinh dự thi", ông Tuấn chia sẻ.
Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng trong thời kỳ hội nhập, nhạc bolero và dân ca đang bị lấn át bởi nhiều loại hình khác, nếu không bảo tồn sẽ mất hẳn đi một phần vốn quý của văn hóa phi vật thể.
TS. Phạm Ngọc Minh (Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nhấn mạnh, sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng với sự ra đời các nền tảng phát trực tuyến trên mạng xã hội: Spotify, Instagram, YouTube, Twitter, TikTok, Facebook... đã đặt ra cho ngành công nghiệp âm nhạc nhiều thách thức.
Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của nền tảng nhạc số cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo nên thước đo mới đánh giá sự thành công của các sản phẩm âm nhạc.
"Trong thời đại công nghệ 4.0, việc nghe nhạc trực tuyến đã trở thành thói quen phổ biến của nhiều người. Do đó, việc ứng dụng nền tảng công nghệ số là giải pháp quan trọng để lưu trữ dữ liệu, quản lý và bảo tồn âm nhạc", TS. Phạm Ngọc Minh khẳng định.
Theo PGS.TS. Phạm Duy Khuê, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Khoa giáo - Văn xã (Văn phòng Chính phủ), nhiều năm trước Cách mạng tháng Tám (1945), việc bảo tồn và phát huy dân ca vẫn thuộc về dân gian, theo cách truyền thống mà hiện thân là các lễ hội. Năm 1943, Đề cương Văn hoá Việt Nam ra đời, hoạt động văn hoá, văn nghệ có định hướng rõ rệt.
Ngày nay với sự hiện hữu của công nghệ 4.0, những làn điệu dân ca, nhạc phẩm phát triển từ dân ca được biểu diễn, số hóa và sử dụng công nghệ VR đưa vào lưu trữ.
“Đúng như PGS. TS. Trần Trọng Dương từng khẳng định: Công nghệ VR giúp chúng ta trải nghiệm khi bước chân vào quá khứ, dễ dàng truyền tải thông điệp và giá trị của di sản qua lăng kính của thị giác", PGS.TS Phạm Duy Khuê chia sẻ.
Ông Phạm Sanh Châu vừa kết thúc nhiệm kỳ là Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, sau 4 thập kỷ làm về đối ngoại chia sẻ, tại Ấn Độ, Bộ Hàng không quy định mỗi khi máy bay hạ cánh tuyệt đối không được mở nhạc quốc tế mà phải là nhạc của đất nước này.
Chính quy định này khiến ông Phạm Sanh Châu trăn trở, đặt câu hỏi: Tại sao Việt Nam không làm như vậy?
“Lần nào máy bay ở Việt Nam hạ cánh cũng phát bài hát Bonjour Vietnam (Xin chào Việt Nam). Tất nhiên tôi không phủ nhận bài hát này rất hay. Nhưng chúng ta có một kho tàng dân ca đồ sộ như vậy sao không dùng, chả lẽ chỉ có mỗi bài Bonjour Vietnam?Ví dụ máy bay đáp đến Vinh bật bài Ví Giặm thì hay biết mấy”, ông Châu bày tỏ.
Chính vì thế, ông Phạm Sanh Châu cho rằng, việc lan tỏa các giá trị văn hoá trên môi trường số đặc biệt quan trọng.
TS. Phạm Trí Thành - Chủ tịch Hội đồng trường (Trường Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội) nhấn mạnh, để thực hiện được lâu dài, có hiệu quả công việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong thời kỳ hội nhập toàn cầu cần có một cuộc cách mạng để đưa công nghệ thông tin đến với những người đang làm việc trong ngành sân khấu truyền thống, nhất là diễn viên trẻ.
“Công nghệ thông tin ứng dụng sẽ tạo nên những hiệu quả mới trong sự sáng tạo nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật sân khấu truyền thống; trong quá trình giao lưu văn hoá, hội nhập toàn cầu”, TS. Phạm Trí Thành khẳng định.
Thách thức của văn hóa và sáng tạo trước sự phát triển của trí tuệ nhân tạoÔng Ernesto Ottone - trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO nhấn mạnh những thách thức mà ngành văn hóa và sáng tạo phải đối mặt trước sự phát triển của trí tuệ nhân tạo.