Trong những ngày của tháng tư lịch sử vừa qua,Đếnthămđịangụctrầtỷ số inter milan chúng tôi códịp đến với Côn Đảo mang theo tâm trạng xúc động bồi hồi trước những dấu tíchvề tội ác của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, ngụy quyền Sài Gòn trong thời chiếntranh. 37 năm đã qua đi từ ngày đất nước thống nhất nhưng những gì còn in dấu ởlại như nhắc nhở chúng ta không được quên đi những người đã anh dũng ngã xuốngvì độc lập, tự do của Tổ quốc hôm nay. Du khách và các bạn đoàn viên thanh niên về nguồn chăm chúlắng nghe những câu chuyện kể lịch sử hào hùng và đầy xúc động tại chuồng cọpkiểu Pháp CônĐảo - vùng đất hiền hòa, được thiên nhiên ban cho cảnh trí hữu tình. Biển hiềnhòa cùng cái nắng của tháng tư càng khiến chúng ta dễ trải lòng. Những ai đếnđây để du lịch từ Mũi Tàu bể đến Mũi Cá Mập, Bãi Nhác, Cầu Tàu, Bãi Ông Đụng,qua các Hòn Bà, Hòn Cau, Hòn Bảy Cạnh, Bãi Đầm Trầu sẽ được hòa mình vào thiênnhiên hoang sơ. Với một số người, chuyến đi chỉ tạm dừng ở đó nhưng Côn Đảomang trong mình những điều vĩ đại hơn thế. Đó là tâm linh, là sự tưởng nhớnhững hy sinh mất mát để chúng ta có thể thưởng ngoạn giá trị của thiên nhiêntrong thanh bình. Có nhiều người nói đùa “đặc sản của Côn Đảo là nhà tù”. Nóichẳng ngoa vì thực tế những chiến sĩ cách mạng qua hai cuộc chiến tranh đauthương của dân tộc đã viết nên bản anh hùng ca bằng ý chí kiên cường, khí tiếttrung kiên trước hệ thống gông cùm ác ôn của bọn thực dân, đế quốc. Thiên nhiên hiền hòa nhưng nơi đây từng ghi dấu biết bao đauthương mất mát Nơitrung tâm huyện đảo áp lưng là núi non sừng sững, giáp mặt ra biển tạo ra nhữngcảnh trí đẹp nhưng cũng là một địa thế lý tưởng để... lập nhà tù. Lật lại trangsử, ngày 1-2-1862, Thiếu tướng Tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp ở ViệtNam Rútxen đã ký quyết định cho phép xây dựng tại Côn Đảo một hệ thống nhà tù“địa ngục trần gian” để giam giữ các tù nhân cách mạng. Chuồng cọp kiểu Pháp,chuồng cọp kiểu Mỹ, chuồng bò không chỉ là nơi giam cầm, đày ải các chiến sĩyêu nước, xả thân cho độc lập dân tộc, tự do của Tổ quốc mà còn phơi bày bảnchất tàn bạo của chiến tranh của bọn thực dân đế quốc. Các nhà giam và phòngkhám được thiết kế khá giống nhau, tường được xây bằng đá hộc, đá tảng, lướikẽm gai. Ở các góc tường đều có tháp canh, cửa ra vào làm bằng sắt, ngăn ánhsáng hoàn toàn, không cho tù nhân được hưởng một chút không khí và ánh sáng.Phòng giam có nhiều loại, phòng tập thể có thể chứa đến hàng chục và khi cần cóthể nhồi nhét đến hàng trăm tù nhân. Các nhà hầm, xà lim không có hố xí, tùnhân ngủ trên bục xi măng. Hầm xay lúa là nơi nhốt những tù nhân ở phòng biệtgiam và cùm kẹp. Mỗi hầm có 5 cối xay, tù nhân bị đày xuống đây phải quần quậtxay lúa từ 6 giờ sáng đến 17 giờ chiều. Điều kiện khổ sai, hà khắc của chế độ,nhà tù chỉ có thể giam giữ được thể xác nhưng không bao giờ khuất phục đượctinh thần yêu nước của các chiến sĩ cộng sản. Được vinh danh là anh hùng, cácchiến sĩ như Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh, Võ Thị Sáu, Cao Văn Ngọc, Lê VănViệt... đã an nghỉ nơi Nghĩa trang Hàng Dương nhưng ý chí của họ luôn sángngời, nhắc nhở con cháu đời sau luôn khắc sâu lòng biết ơn và phấn đấu vì tươnglai đất nước. Chúng tôi không thể quên những dòng nước mắt lăn dài khi nghe lạinhững câu chuyện kể, thắp những nén hương để tưởng nhớ. Bài học lịch sử trangnghiêm nhưng không khỏi lay động lòng người giữa 20 ha đất nghĩa trang- nơi annghỉ của biết bao chiến sĩ cách mạng qua các thời kỳ trải dài từ năm 1862 đến1975. Giữa đêm, không khí càng thêm sâu lắng khi mỗi ngôi mộ ánh lên đèn phátsáng bằng pin năng lượng mặt trời. Cả nghĩa trang lấp lánh hàng ngàn vì sao soirọi vào quá khứ, vào ngóc ngách tâm linh để rồi khi quay về trong lòng mỗingười khách viếng là sự cảm phục, xót xa và hơn cả là quyết tâm phấn đấu đểtiếp nối truyền thống hào hùng của những anh hùng đã ngã xuống cho quê hương. KIM HÀ Điểm nhấn của Côn Đảo là thiên nhiênhiền hòa và các di tích lịch sử còn mãi với thời gian. Nổi bật nhất là hệ thốngnhà tù từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian” và Nghĩa trang Hàng Dương.Đến với Côn Đảo, người dân và khách tham quan nhắc nhiều đến người nữ anh hùngVõ Thị Sáu mà dân địa phương gọi thân thuộc là “cô Sáu”. Trên bàn thờ tổ tiên,họ cũng trang trọng thờ “cô Sáu” như một người thân thuộc trong gia đình. Bịđày ra Côn Đảo ngày 21-1-1952 trên chuyến tàu chỉ một mình chị Võ Thị Sáu là nữtù. Hy sinh ở tuổi thanh xuân (17 tuổi) do bị địch xử bắn nhưng những bài cacủa chị trong lúc ra pháp trường mãi còn vang vọng. “Không cần bịt đôi mắt củatôi, đôi mắt của tôi có thể nhìn thấy quê hương, Tổ quốc mình đến phút cuốicùng và sẵn sàng nhìn vào họng súng của các người... Việt Nam độc lập muôn năm!Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Ý chí kiên trung, anh hùng bất khuất ấy là bài học sánggiá cho lớp lớp thế hệ theo sau.