Pepsi từng tham gia một thoả thuận kỳ lạ với Liên Xô,ậtlạithờikỳhãngnướcngọtPepsisởhữuhảiquânlớnthứsáuthếgiớsố liệu thống kê về rio ave gặp benfica đổi hạm đội tàu hải quân lấy dịch vụ cung cấp nước ngọt. |
Pepsi là một trong những thương hiệu Mỹ mang tính biểu tượng nhất trên thế giới và bạn hẳn từng băn khoăn liệu nó hay Coca-Cola là loại nước giải khát cao cấp hơn. Nhưng ít ai biết rằng Pepsi đã trải qua một lịch sử khá độc đáo, liên quan đến một thỏa thuận thời Chiến tranh Lạnh với Nga và quyền sở hữu tạm thời một lực lượng hải quân lớn thứ sáu trên thế giới.
Thoả thuận "lạ" giữa Pepsi và Liên Xô
Theo trang warhistory, sau sự kiện Nga phóng vệ tinh Sputnik 1 lên quỹ đạo, nước Mỹ nỗ lực tìm cách lấy lại vị thế của mình trên trường thế giới và chứng tỏ rằng mô hình kinh tế của họ ưu việt hơn mô hình của Liên Xô. Năm 1959, Tổng thống Mỹ khi đó là Dwight D. Eisenhower cảm thấy cách tốt nhất để làm điều này là mang văn hóa Mỹ đến với người Nga, cho họ thấy những lợi ích của một xã hội tư bản.
Để thực hiện điều đó, chính phủ Mỹ tổ chức Triển lãm Quốc gia Mỹ tại Công viên Sokolniki của Moskva. Một loạt thương hiệu Mỹ đã tài trợ các gian hàng và triển lãm, bao gồm Pepsi, Disney, IBM và Dixie Cup Inc…. Đích thân Phó Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon tham dự lễ khai mạc.
Lãnh đạo Liên Xô Nikita Krushchev (thứ hai từ trái sang) và Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon (thứ ba từ trái sang) uống Pepsi trong cốc giấy tại Triển lãm Quốc gia Mỹ ở Moskva năm 1959. |
Tại triển lãm, Nixon và nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã tranh luận sôi nổi về chủ đề chủ nghĩa cộng sản so sánh với chủ nghĩa tư bản và tính hiệu quả của các mô hình kinh tế được Liên Xô áp dụng. Để "hạ nhiệt" bầu không khí có vẻ dần căng thẳng, Giám đốc thị trường quốc tế của Pepsi là Donald Kendall đã mời nhà lãnh đạo Liên Xô một ly Pepsi, ông Khrushchev uống và vô cùng thích thú.
Vài năm sau triển lãm, Liên Xô mong muốn đạt được một thỏa thuận với Pepsi nhằm đảm bảo các sản phẩm của công ty sẽ có mặt lâu dài ở nước Nga Xô-viết. Tuy nhiên, vì đồng ruble Nga không được chấp nhận trên toàn thế giới, nên đã xảy ra rắc rối về vấn đề thanh toán cho thoả thuận. Đúng lúc này, một ý tưởng mới đã xuất hiện: đó là rượu vodka.
Biểu tượng Pepsi bằng tiếng Anh và tiếng Nga ở Nga. |
Theo thỏa thuận mới, Liên Xô sẽ cung cấp rượu vodka do công ty nhà nước của họ, Stolichnaya sản xuất, để bán lại ở Mỹ, đổi lấy Pepsi. Kết quả là công ty nước ngọt danh tiếng Mỹ trở thành doanh nghiệp đầu tiên đảm bảo một thỏa thuận như vậy giữa Mỹ và Liên Xô ngay trong Chiến tranh Lạnh.
Rượu vodka Stolichnaya trở nên nổi tiếng gần như ngay lập tức khi thâm nhập thị trường Mỹ. Năm 1973, công ty Nga bán được khoảng 30.000 chai mỗi năm tại Mỹ, và năm 1978 đạt 200.000 chai hàng năm. Đến năm 1980, doanh số bán hàng của Stolichnaya đã lên đến 1 triệu chai mỗi năm, khiến nó trở thành loại vodka phổ biến thứ hai ở Mỹ.
Đổi Pepsi lấy đội tàu chiến
Vào cuối những năm 1980, thỏa thuận giữa Liên Xô với Pepsi hết hạn. Tuy nhiên, không giống như những năm trước, vodka của Stolichnaya lúc này không đủ để công ty Mỹ vừa ý. Nguyên nhân là do sự kiện Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, dẫn đến việc người Mỹ tẩy chay các sản phẩm của Nga, bao gồm cả rượu vodka. Thương hiệu vodka Thụy Điển Absolut nhanh chóng vượt qua Stolichnaya về mức độ nổi tiếng tại Mỹ.
Liên Xô không muốn mất Pepsi, vì vậy họ đã chọn một công cụ thương mại khá phi chính thống với công ty nước ngọt Mỹ. Để đổi lấy sản phẩm nước ngọt ưa thích, Moskva chấp nhận cung cấp cho Pepsi một đội tàu, bao gồm 17 tàu ngầm, một tàu khu trục nhỏ, một tàu tuần dương và một tàu khu trục.
Binh sĩ Liên Xô ở Afghanistan năm 1979. |
Ngân sách ưu tiên quốc phòng thời Chiến tranh Lạnh của Liên Xô dẫn đến thặng dư trang thiết bị cho lực lượng vũ trang, nhưng các tàu mặt nước và tàu ngầm được trao cho Pepsi thì đều đang trong tình trạng hư hỏng nghiêm trọng. Chỉ có một con tàu thực sự đủ khả năng đi biển, trong khi tất cả các tàu ngầm đều gặp vấn đề rỉ sét nghiêm trọng.
“Ngay cả giá trị phế liệu cũng thấp do các con tàu bị ăn mòn nhiều và bị ô nhiễm nhiên liệu, dầu bôi trơn, PCB (Polychlorinated Biphenyls), còn pin bị rò rỉ axit", tờ Southern viết. "Nếu Pepsi không bán chúng làm phế liệu, thì họ sẽ phải tốn kém kha khá để trả lại, vì hầu hết các sản phẩm đều cần bơm nước ra liên tục hoặc chìm nghỉm nhanh chóng."
Tất nhiên, chính phủ Mỹ không hài lòng về thỏa thuận mà Pepsi đã thực hiện với Liên Xô. Để trấn an tâm lý giới chức, Giám đốc quốc tế của Pepsi Donald Kendall lưu ý Lầu Năm Góc rằng ông đã cố gắng giảm số lượng tàu chiến mà người Nga sử dụng. Kendall nói: “Tôi đang phá hủy Liên Xô nhanh hơn các ông”.
Cuối cùng, Pepsi đã bán đội tàu cũ cho một công ty tái chế của Thụy Điển làm phế liệu, vì họ cần bù lại chi phí vận chuyển sản phẩm của mình tới Liên Xô.
Như vậy trong một thời gian, Pepsi đã là chủ sở hữu của một trong những lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, và điều đó cho thấy điều gì có thể xảy ra khi công dân của một quốc gia thực sự yêu thích một sản phẩm tiêu dùng nào đó.
Theo baotintuc.vn
>>> Đọc tin thế giới trên Vietnamnet
Lịch sử dường như đã sắp xếp để 2 trong số 4 tập đoàn quân (TĐQ) nổi tiếng nhất Thế chiến thứ hai đối đầu nhau tại chiến trường ác liệt nhất-Stalingrad.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)