发布时间:2025-01-25 14:05:12 来源:Fabet 作者:Cúp C1
Thầy giáo Phạm Quốc Đạt,ầygiáobịkỷluậtvìchohọcsinhđóngcảnhnóngkhởikiệnhiệutrưởty sô bong đa giáo viên Trường THPT Võ Trường Toản, Quận 12, TP.HCM vừa bị đình chỉ dạy 1 năm, chuyển làm công tác thư viện vì cho học sinh diễn cảnh "nóng". Cụ thể, trong quá trình giảng dạy, thầy giáo đã sân khấu hóa hai tác phẩm "Bỉ vỏ" của nhà văn Nguyên Hồng và "Số đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Cảnh ân ái trong văn học được thầy giáo sân khấu hóa |
Trong tác phẩm "Bỉ vỏ" có phân đoạn nhân Tám Bính bị hãm hiếp còn trong tác phẩm "Số đỏ" có phân đoạn cô Tuyết và Xuân tóc đỏ ân ái với nhau. Hai phân đoạn nhạy cảm này khi sân khấu hóa tác phẩm đều được học sinh thể hiện. Clip học sinh đóng cảnh nhạy cảm lan truyền trên mạng xã hội đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Lãnh đạo nhà trường họp, quyết định đình chỉ đứng lớp thầy Đạt 1 năm, chuyển làm công tác thư viện.
Sau khi bị kỷ luật, thầy Phạm Quốc Đạt có đơn khởi kiện hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản ra Tòa án Nhân dân Quận 12, TP.HCM.Ở một động thái khác thầy giáo này cũng nộp đơn xin rút ra khỏi Công đoàn giáo dục vì cho rằng tổ chức này không bảo vệ, có động thái quan tâm, chia sẻ với giáo viên.
Trao đổi với VietNamNet, thầy Đạt cho rằng, khởi kiện nhà trường ra quyết định kỷ luật thầy không đúng với quy định của pháp luật. Nhà trường kỷ luật đã hư cấu nên tội cũng như xoi mói bản thân thầy, còn cảnh nóng trong sân khấu hóa chỉ là cái cớ chứ không phải vì thế mà kỷ luật.
"Nhà trường nói rằng, lý do là tôi đã có lời nói xúc phạm lãnh đạo trong Hội nghị cán bộ công chức năm 2019. Trong khi đó, tôi chỉ góp ý thẳng thắn và uyển chuyển. Ngoài ra tôi có nói một số vấn đề bức xúc, bất công nhưng không hề xúc phạm ai "- giáo viên này nói.
Còn về cho học sinh đóng cảnh "nóng", giáo viên này cho hay, không chỉ năm nay mà năm nào thầy cũng sân khấu hóa tác phẩm văn học. Ở những năm trước thầy luôn trao đổi với nhà trường (khi còn hiệu trưởng cũ) và nhận được sự đồng ý. Sau này Sở GD-ĐT đã có chỉ đạo các trường tạo điều kiện cho giáo viên hạn chế dạy trong sách vở, chú trọng rèn luyện kỹ năng, đặc biệt tạo ra môi trường học tập thân thiện với học sinh. Nên việc thầy làm là đúng, còn nhà trường cho rằng thầy không làm đúng theo kế hoạch.
"Đây là buổi học hai của lớp, hình thức tổ chức như thế nào là việc của giáo viên. Việc này được tôi tổ chức trong hai lớp tôi dạy chứ không phải bộ môn của trường nên không có gì phải báo cáo"- thầy Đạt nói.
Tôi hỏi thầy Đạt, có nghĩ những cảnh nóng này đặt trong bối cảnh hiện nay rất nhạy cảm? Giáo viên này trả lời rằng: "Tôi nghĩ việc mình làm đúng với xu hướng của thời đại. Hiện nay mọi người đều có cái nhìn phóng khoáng và thông thoáng hơn, chỉ một bộ phận truyền thống còn bảo thủ. Đây là hơi thở của cuộc sống và không nên nhìn bằng con mắt kì thị".
"Với cảnh này tôi cho học sinh tái hiện bằng chiếu bóng (đứng sau tấm màn, diễn tả hành động). Tôi đã đứng quan sát các em khi diễn. Khi đó các em làm rất bình thường, trong sáng. Các em mặc trang phục bình thường, hoàn toàn không có đụng chạm xác thịt" - thầy nói.
Thầy Phạm Quốc Đạt giải thích về việc cho học sinh diễn cảnh "nóng". Ảnh: Quyên Nguyễn |
Cũng theo thầy Đạt, không chỉ cảnh nóng này mà khi sân khấu hóa tác phẩm, mỗi tổ trong lớp sẽ dụng 1 đoạn. Do đó cả tác phẩm kéo dài 15 phút chứ không chỉ 1-2 phút với cảnh nóng.
"Có lẽ dụng ý của người nào đó là muốn bẻ cong thông tin, sự thực không hoàn toàn như vậy"- thầy giáo giải thích.
Nên kỷ luật thầy giáo hay không?
Thầy Nguyễn Quốc Đạt hiện đã bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, đình chỉ đứng lớp 1 năm, chuyển sang làm công tác thư viện. Hình thức kỷ luật này được 51,92% giáo viên trong Hội đồng sư phạm đồng ý, có nghĩa vừa đủ quá bán để trường ra quyết định. Gần 50% số giáo viên khác mong muốn một hình thức kỷ luật khác.
Là người sân khấu hóa rất nhiều bài giảng cho học sinh thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Trường THPT Lê Quý Đôn, nhìn nhận dường như nhà trường đang muốn làm quá lên bởi sự việc đâu cần nghiêm trọng như vậy.
"Dù chưa nắm rõ nhưng tôi nghĩ việc kỷ luật thầy Đạt là do có chuyện trong nội bộ. Nếu là một dự án sân khấu hóa chắc chắn sẽ phải thông qua và giới hạn ngay từ đầu. Cũng có thể khi thực hiện sân khấu hóa tác phẩm thầy Đạt đã không thông qua bộ môn hay Ban giám hiệu. Về cảnh diễn ân ái, quan điểm của tôi nên xem phân đoạn nhảy cảm này có tác dụng gì cho toàn bộ tác phẩm. Trong hoàn cảnh hiện nay, việc phục dựng một cảnh hãm hiếp trong trường học nếu thật sự không cần thiết là không nên. Điều này sẽ vô cùng nhạy cảm nên phải cân nhắc. Tuy nhiên vì điều này mà đình chỉ giảng dạy thầy giáo 1 năm là quá nặng. Có lẽ nhà trường nên trao đổi với thầy hơn là ra quyết định kỷ luật. Giáo dục học trò mà với thầy không mang tính giáo dục thì không được. Nên cho thầy giáo cơ hội sửa sai bằng cách họp tổ chuyên môn, rút kinh nghiệm. Thậm chí có thể tổ chức hội thảo chuyên đề xử lý các vấn đề nhạy cảm trong văn học như thế nào, vừa nâng cao chất lượng chuyên môn vừa làm hài lòng mọi người".
Một giáo viên khác ở TP.HCM cho rằng việc thầy giáo sáng tạo làm cho giờ văn hiệu quả hơn điều đáng trân trọng. Những môn khoa học xã hội nếu có phương pháp hay sẽ làm học sinh hưng phấn trong học tập hơn. Tuy nhiên có những giới hạn cần lưu ý, trong quá trình sáng tạo, những vấn đề nhạy cảm nên có hình thức thể hiện sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
"Với những hình ảnh và thông tin về thầy giáo thì tôi thấy biện pháp xử lý đình chỉ 1 năm là hơi quá nặng. Những hình ảnh này nếu xét trong bối cảnh của bài văn và qua lời của học sinh có lẽ không đến mức thô tục cần xử lý như thế. Có thể do mới triển khai nên thầy còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức. Nếu xử lý nghiêm khắc giáo viên sẽ ngại sáng tạo để có được giờ giảng hay. Trong trường hợp này cần bài học rút kinh nghiệm đối với thầy là được. Biện pháp xử lí nên kèm theo giáo dục rút kinh nghiệm thì sẽ tốt hơn chỉ là xử lý kỷ luật. Tuy nhiên điều này cũng là bài học cho các giáo viên sáng tạo trong giờ học. Sáng tạo nhưng cầnphù hợp với lứa tuổi, tâm lý, giới tính, thuần phong mỹ tục để không gây tác hại. Ngay như trong những bộ phim khi trình chiếu thì họ cũng cắt gọt những đoạn chưa phù hợp để trình chiếu trước khán giả"- thầy nói.
Lê Huyền
- Thầy giáo ở Trường THPT Võ Trường Toản, Quận 12, TP.HCM bị nhà trường đình chỉ giảng dạy một năm vì cho học sinh đóng cảnh ân ái khi sân khấu hóa tác phẩm văn học.
相关文章
随便看看