Khi bộ phim Mắt biếcrục rịch ra mắt,ắtbiếtài xỉu ngoại hạng anh một số đơn vị phát hành phim đưa thông tin đây là “Chuyện tình học trò kinh điển của Nguyễn Nhật Ánh”. Nói vậy đúng nhưng chưa đủ, bởi tác phẩm văn học này vượt lên trên những câu chuyện học trò trong sáng thường thấy của Nguyễn Nhật Ánh. Nó là một tình yêu điển hình của kỷ nguyên lãng mạn, một tình yêu chứa đựng cả tình thương, tình quê hương, tình nhân ái.
Mắt biếclà câu chuyện tình của nhân vật Ngạn từ thuở bé xíu học vỡ lòng cho tới khi trưởng thành. Người mà Ngạn si mê qua bao năm tháng, thăng trầm cuộc sống chính là cô bé cùng làng, cô bạn học Hà Lan. Cô bé sở hữu một đôi mắt đặc biệt, được Ngạn gọi là “mắt biếc”, đôi mắt mà bà của Ngạn từng nói “Đời con bé sẽ khổ”.
Với Ngạn, “sức mạnh” của Hà Lan ở đôi mắt: “Đôi mắt có hàng mi dài, lúc nào cũng mở to, hồn nhiên và ngơ ngác. Đôi mắt đó lúc bấy giờ đã khiến tôi buộc lòng đổi chỗ ngồi với thằng Ngọc và sau này cũng đôi mắt đó làm khổ tôi ghê gớm”.
Hai phiên bản sách Mắt biếc. |
Khi còn nhỏ, Ngạn thích nhìn vào đôi mắt của Hà Lan, soi mình trong đó, và vẩn vơ so sánh chúng với những viên bi trong suốt. Lớn lên, đôi mắt của Hà Lan lại gợi Ngạn “nghĩ đến bầu trời và dòng sông, đến những ước mơ dịu dàng của tình yêu và khi đó tôi không còn đủ can đảm để nhìn lâu vào đôi mắt nó như ngày thơ dại”.
Ngạn và Hà Lan lớn lên cùng làng, cùng tắm chung ở giếng làng khi còn nhỏ, trải qua lớp vỡ lòng, trường tiểu học và trường huyện. Giữa họ có biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp khi cùng học tập, vui chơi, cùng trưởng thành. Nhưng quan hệ giữa Ngạn và Hà Lan không chỉ là tình bạn đơn thuần.
Ngay từ nhỏ, Hà Lan dù hơi bướng bỉnh nhưng bao giờ cũng là một người bạn gái dịu dàng, thậm chí có lúc yếu đuối. Ngạn từng phân trần: “Nó cần sự che chở của tôi và tôi rất kiêu hãnh về điều đó”.
Đó chính là lý do một cậu bé hiền lành, lương thiện như Ngạn suốt những năm cắp sách đến trường hay gây sự đánh nhau. Hà Lan bị bạn bắt nạt, Ngạn xông vào “nói chuyện phải trái với đứa bắt nạt”. Hà Lan thích đánh trống ra chơi, trống tan trường, Ngạn phi ra quyết giữ bằng được chiếc dùi cho cô bạn, mặc bao đứa con trai khác phi vào đánh đấm nó túi bụi. Hà Lan thích ăn gì, chơi gì... Ngạn đều chiều ý cô bé.
Tình cảm của Ngạn cứ lặng thầm, mỗi ngày thêm sâu đậm. Cậu gửi gắm tình cảm qua những ca khúc viết và hát tặng cô bé. Hà Lan biết mà tỏ ra không biết, cô bé thản nhiên nhận tất cả mọi quan tâm chăm sóc, mọi dịu dàng mà Ngạn dành cho mình.
Biến cố xảy đến khi họ ra thành phố học. Choáng ngợp với ánh đèn phố thị, Hà Lan quen và yêu Dũng - một chàng trai ham chơi, vô trách nhiệm, chỉ lấy chuyện “tán gái” làm vui.
Hà Lan có thai ngay trước kỳ tốt nghiệp, cô nghỉ học ở nhà và mòn mỏi chờ lời hứa sẽ cưới của Dũng. Nhưng tay Don Juan chẳng buồn đếm xỉa, hắn làm đám cưới với một cô gái khác trong nỗi đau của cả Hà Lan, và cả Ngạn.
Tình yêu đơn phương lặng lẽ xưa Ngạn dành cho Hà Lan giờ chuyển thành tình thương, sự bao bọc, che chở cho Trà Long - con gái Hà Lan. Cô bé lớn lên, thừa hưởng đôi mắt biếc của mẹ, là sự nối dài tình cảm của mẹ. Những tưởng cuối cùng tình yêu của Ngạn được đền đáp, nhưng anh khước từ. Ngạn giữ trọn vẹn tình yêu với Hà Lan, với cô gái có đôi mắt biếc, giữ trọn tình cảm với lòng mình.