Những “sát thủ vô hình” PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng,ữngnguyênnhânkhôngngờkhiếnthanhniênmớihơntuổiđãđộtquỵkèo bóng đá tây ban nha Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết ngoài những thanh thiếu niên bị đột quỵ do bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý có sẵn, số người trẻ dưới 45 tuổi bị đột quỵ trong thời gian gần đây thường gặp hơn, độ tuổi trẻ hóa hơn. Trong các nguyên nhân, theo bác sĩ Thắng, có “sát thủ vô hình” là tăng huyết áp. Kể về một trường hợp cách đây mới 3 tháng, bác sĩ Thắng cho biết bệnh nhân nữ 23 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê, phải thở máy qua nội khí quản. Các bác sĩ chẩn đoán hôn mê xuất huyết não, tiên lượng nặng. Bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp nhưng không uống thuốc điều trị đều đặn. Sau đó chỉ vài ngày, tiếp tục có một ca bệnh trẻ (sinh năm 1988) đột quỵ được chuyển đến từ Bệnh viện đa khoa Cần Thơ. CT Scan cho thấy hình ảnh xuất huyết rất lớn ở bán cầu não trái. “Với thể thích máu lớn như vậy, khả năng cứu sống gần như bằng 0. Bệnh nhân nhập cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn 2 bên, huyết áp rất cao 240mmHg. Cuối ngày, gia đình xin đưa bệnh nhân về vì hết hy vọng” - bác sĩ Thắng chia sẻ và cho biết thêm, gia đình bệnh nhân hoàn toàn không biết bệnh nhân bị tăng huyết áp trước đó. Cũng được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện quân y 175, cách đây vài tháng, là nam sinh viên 21 tuổi của một trường đại học tại TP.HCM. Kết quả chụp chiếu cho thấy nam sinh viên này bị nhồi máu não. Thiếu tá, ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa – Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện quân y 175 - cho biết: “Đáng lo ngại là thanh niên rất trẻ này không phải đột quỵ do di truyền hay nguyên nhân gây tăng đông máu trong cơ thể mà có tình trạng tăng huyết áp, xơ vữa mạch”. Một ca bệnh đột quỵ xuất huyết não khác đang được điều trị đến ngày thứ 43 tại khoa là một nam thanh niên hơn 30 tuổi (quận Phú Nhuận, TP.HCM). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tê nửa người, khi vào còn tỉnh, nhưng sau đó chuyển nặng rất nhanh, hôn mê. Ca này bị xuất huyết não nhiều, máu tràn vào các não thất, phải phẫu thuật thần kinh mở sọ lấy máu tụ, dẫn lưu máu từ não ra ngoài. Đây là ca bệnh trẻ bị đột quỵ bởi nhiều yếu tố: Tăng huyết áp, nặng gần 100kg, bị gout. Sau 43 ngày, bệnh nhân đã bắt đầu có nhận thức nhưng vẫn phải mở khí quản, thở máy. Theo bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, thời gian gần đây, hầu hết các cuộc gọi “gửi gắm” cho bác sĩ đều là xuất huyết não, trong đó, “thủ phạm” chính là tăng huyết áp. Đáng tiếc hơn, các bệnh nhân đều còn rất trẻ. Trong khi đó, y học hiện đại vẫn rất khó khăn với xuất huyết não. Nguy cơ đột quỵ do chất kích thích, tiêm filler và có thể cả… thuốc tránh thai Ngoài tăng huyết áp, số bệnh nhân trẻ đột quỵ do sử dụng ma tuý tổng hợp, chất kích thích, tiêm filler cũng xuất hiện nhiều hơn trước. Đến thời điểm này, ước tính trên thế giới có khoảng 100 ca đột quỵ do tiêm chất làm đầy. Và ngay tại Bệnh viện Nhân dân 115 đã có 3 ca tai biến do tiêm filler. Trường hợp đầu tiên là một bệnh nhân nữ (sinh năm 1994), nhập viện 8 năm trước trong tình trạng yếu tay chân phải và mù mắt trái sau khi bị tiêm thẳng chất làm đầy vào vùng cạnh mũi. Khảo sát MRI não cho thấy hình ảnh một chuỗi rất nhiều cục máu đông gây tắc nhiều mạch máu nhỏ tại vùng ráp ranh bán cầu trái. Sau đó chuyển dạng gây xuất huyết não. Bệnh nhân này sau một thời gian điều trị, chức năng vận động được cải thiện đáng kể, còn mắt mù vĩnh viễn. Trường hợp gần đây nhất, tháng 7/2023, là anh N.V.H. (21 tuổi, Đồng Nai) tiêm filler nâng mũi phong thủy tại 1 cơ sở bán xôi. 5 phút sau tiêm, người bệnh xuất hiện đau đầu kèm nôn ói, đau mắt phải - nhìn mờ, chóng mặt, phải nhập khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân 115, và sau đó được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục điều trị. Ngoài ra, theo bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Bệnh viện quân y 175, đối với bệnh nhân nữ bị đột quỵ không phải ca nào cũng chỉ định khảo sát tĩnh mạch, nếu là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, có sử dụng thuốc tránh thai, khởi phát bằng một cơn đau đầu, co giật thì sẽ được chỉ định khảo sát hệ tĩnh mạch xem có xuất hiện huyết khối hay không” - bác sĩ Nghĩa nói.