![]() |
Báo cáo tại hội nghị sơ kết kết quả thực hiện Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 20/5/2009 về việc tăng cường công tác quản lý tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện trên địa bàn TP.Hà Nội vào sáng ngày 9/12/2014,áthiệngầnvụdùngthiếtbịkíchsóngdiđộngtráiphéu21 hà lan ông Nguyễn Tiến Sỹ, Trưởng phòng Bưu chính Viễn thông (Sở TT&TT Hà Nội) cho biết, qua công tác kiểm tra, rà sóat tình hình thực hiện quy định quản lý về tần số vô tuyến điện đối với các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện trên địa bàn đã phát hiện ra khá nhiều sai phạm trong lĩnh vực sử dụng tần số.
Điển hình nhất là có nhiều đài truyền thanh không dây xã, phường thường vi phạm về thời gian gia hạn giấy phép sử dụng tần số, không sử dụng tần số theo đúng giấy phép, một số đài chưa thực hiện đăng ký sử dụng tần số hoặc sử dụng tần số không phép, ngoài dải tần quy hoạch. Nhiều đài truyền thanh không dây không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ TT&TT ban hành, phát xạ giả quá mức cho phép, gây nguy cơ can nhiễu cho nghiệp vụ hàng không và điều hành bay.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp taxi, vận chuyển thường sử dụng tần số không đúng theo giấy phép, gây can nhiễu, chưa xử lý triệt để do phải có thiết bị chuyên ngành sâu mới phát hiện được. Ngoài ra, một số công ty taxi không thực hiện nghiêm túc các quy định, họat động theo kiểu đối phó.
Qua kiểm tra, cơ quan quản lý tần số cũng phát hiện một số nhà hàng, khách sạn, bảo vệ, công trường xây dựng sử dụng tần số không phép cho công tác điều hành nội bộ, gây mất an toàn. Do quy mô hoạt động trong phạm vi nhỏ, máy bộ đàm cầm tay lại dễ cất giấu, khó khăn trong công tác kiểm tra, xác định để xử phạt theo quy định. Nhiều đơn vị khi bị kiểm tra đã chống đối bằng cách giấu máy, không tiếp đoàn thanh tra hoặc không chấp hành nộp phạt. Riêng trong năm 2014, Sở TT&TT Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Tần số Vô tuyến điện khu vực 1 xử lý 30 trường hợp vi phạm khi sử dụng bộ đàm điều hành công việc nhưng mới chỉ xử phạt hành chính được 6 trường hợp vi phạm sử dụng tần số bộ đàm.
Một hiện tượng nữa mới nổi lên là tại các tòa nhà cao tầng bị mất sóng di động cục bộ, nên nhiều người dân, tổ chức đã sử dụng thiết bị kích sóng di động không đạt chuẩn, sử dụng hàng trôi nổi chưa được chứng nhận hợp quy đã gây can nhiễu, mất an tòan thông tin. Từ năm 2011 đến nay, Sở TT&TT Hà Nội đã phối hợp với các nhà mạng xử lý can nhiễu và yêu cầu dừng sử dụng thiết bị kích sóng đối với gần 100 trường hợp gây can nhiễu ở các khu vực Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Hàng Đào, Đặng Trần Côn… Tuy nhiên có 1 số trường hợp bị phát hiện nhưng họ vẫn cố tình vi phạm, chưa xử lý dứt điểm được.