Hai lãnh đạo chủ chốt của VNG,ốnhuyđộngvốnvớigiátriệuđồngcplộdiệndanhsáchsởhữucôb0ng da truc tiep ông Lê Hồng Minh và ông Vương Quang Khải |
Mới đây, Đại hội đồng cổ đông CTCP VNG đã thông báo việc chào bán tối đa 360.000 cổ phiếu quỹ với giá tối thiểu 1.061.000 đồng/cp. Nếu chào bán thành công tại mức giá trên, VNG sẽ thu về xấp xỉ 382 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối Q3/2018, VNG vẫn có lượng tiền mặt dồi dào với gần 2.600 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi.
Số tiền thu được từ đợt chào bán này sẽ được sử dụng để mở rộng sự hiện diện của VNG tại thị trường trong và ngoài nước cũng như phục vụ một số khoản đầu tư trong tương lai.
VNG hiện đang có vốn điều lệ 345 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2018, công ty đã tích lũy được hơn 4.600 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối. Tuy nhiên công ty kiên trì với chính sách không chia cổ tức mà thay vào đó là mua cổ phiếu quỹ.
Hiện tại, VNG đang nắm giữ tổng cộng 7,46 triệu cổ phiếu quỹ và các công ty con của VNG cũng đang nắm giữ 2,86 triệu cổ phiếu của công ty mẹ (được coi như quỹ). Tổng số tiền VNG và các công ty con đã chi ra để mua lại cổ phiếu là hơn 2.000 tỷ đồng.
Với 24,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành thì vốn hóa của VNG lên đến 25,7 nghìn tỷ đồng (1,1 tỷ USD), tính theo mức giá công ty dự định chào bán. Nếu không loại trừ lượng cổ phiếu do công ty con nắm giữ thì vốn hóa của VNG lên đến 28.700 tỷ đồng (1,24 tỷ USD).
Hiện tại, công ty công nghệ lớn nhất trên sàn là FPT có vốn hóa thị trường đạt 25.600 tỷ đồng.
Tháng 5/2017, VNG đã ký một Biên bản ghi nhớ (MoU) để niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ. Tuynhiên sau hơn 1,5 năm vẫn chưa có thông báo gì mới từ phía công ty.
VNG xuất thân là một công ty chuyên phát hành game online và hiện đây vẫn là nguồn thu chính của doanh nghiệp này. Những năm gần đây, VNG đã đầu tư sang nhiều mảng kinh doanh mới như ứng dụng Zalo, thanh toán, thương mại điện tử, quảng cáo...