Mặt trận Tổ quốc vào cuộc dự án treo gần 30 năm
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (TƯ MTTQVN) vừa công bố kế hoạch giám sát việc giải quyết những vấn đề tồn đọng trong thực hiện dự án nhà ở và văn phòng làm việc tại khu hồ An Dương (phường Yên Phụ,ựántreogầnnămgiữaThủđôsẽđượcgiảiquyếtdứtđiểkeo bóng đá tv quận Tây Hồ, Hà Nội) của công ty TNHH xây dựng IDC (cty IDC) – dự án xã hội hóa đầu tiên của Thủ đô đồn thời cũng là dự án có thời gian “treo” gần 30 năm qua.
Ông Lê Quốc Khánh - GĐ Cty IDC bên dự án tâm huyết của mình |
TƯ MTTQVN yêu cầu làm rõ quá trình giải quyết vụ việc, nguyên nhân khiến vụ việc kéo dài, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan góp phần để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cty IDC và các bên có quyền lợi liên quan; đánh giá thực trạng việc giải quyết các tồn đọng; đề xuất các giải pháp để giải quyết vụ việc.
Theo đó, Ban Thường trực UB TƯ MTTQVN thành lập đoàn giám sát gồm đại diện Ban Thường trực TƯ MTTQVN; Hội Luật gia Việt Nam; Ban Dân chủ - Pháp luật; đại diện các Bộ Tư pháp; Thanh tra Chính phủ; Hội Luật gia VN; Liên đoàn Luật sư VN; Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật…
Đoàn sẽ làm việc với các đơn vị liên quan, gồm: Văn phòng Chính phủ; UBND TP Hà Nội; Cục thuế TP. Hà Nội; các Sở Tài chính, TN&MT, QH-KT, UBND các quận Tây Hồ, Ba Đình; UBND phường Yên Phụ; Cty TNHH Xây dựng IDC.
Ít ai nghĩ, một khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Thủ đô theo kỳ vọng, sau gần 30 năm treo, vẫn có cảnh người dân chăn nuôi tăng gia như thời bao cấp? |
TƯ MTTQVN cho biết, mỗi đơn vị đoàn sẽ làm việc trong thời gian 1/2 ngày. Kết thúc đợt giám sát, Đoàn sẽ tổng hợp kết quả báo cáo Ban thường trực TƯ MTTQVN. Căn cứ kết quả giám sát, Ban Thường trực sẽ có văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền kiến nghị, đề xuất, dự báo những vấn đề tồn đọng trong thực hiện dự án.
Dự án xã hội hóa bị "treo bền vững" đầu tiên
Năm 2016, Báo VietNamNet đã có loạt bài phản ánh về bi kịch của nhà đầu tư thực hiện dự án xã hội hóa đầu tiên của Hà Nội – Công ty IDC, UBND TP.Hà Nội ngay sau đó đã vào cuộc.
Ngày 21/6/2016, Bí thư Ban cán sự Đàng UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có báo cáo gửi Thường trực Thành ủy Hà Nội để xin ý kiến chỉ đạo về vụ việc… Tuy nhiên, sau 3 năm đã qua, sự vào cuộc của các Sở, ngành của Hà Nội tiếp tục khiến sự việc kéo dài thêm thời gian treo của dự án.
Trước đó, ngày 31/12/2015 , PCT thường trực Vũ Hồng Khanh đã chủ trì cuộc họp với Công ty IDC cùng các sở ban ngành và thông qua Thông báo số 04/TB-VP ngày 06/01/2016.
Ông Lê Quốc Khánh, GĐ Cty IDC, gần 30 năm "đuổi theo" dự án để yêu cầu UBND TP Hà Nội giải quyết dứt điểm tồn đọng |
Theo đó, UBND TP.Hà Nội chỉ đạo Sở Quy hoạch kiến trúc chủ trì cùng các sở ban ngành phối kết hợp với IDC thực hiện việc chỉnh trang đô thị của Dự án Hồ An Dương.
Sở Tài chính có nhiệm vụ chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan và UBND quận Ba Đình kiểm tra, xem xét đề nghị của Công ty IDC về việc hoàn trả kinh phí san lấp Hồ An Dương.
Ngày 20/1/2016, Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Huỳnh Phong Tranh đã có kết luận tại thông báo số 148/TB-BTCDTW: Dự án đã thực hiện đúng theo trình tự pháp luật; Lý do Dự án bị kéo dài là do quá trình điều chỉnh luật, và các chính sách thay đổi. Ông cũng nhấn mạnh:“Trong nguyên nhân chủ quan có vấn đề khả năng của chủ đầu tư và khi nhận thấy hiệu quả kinh doanh ở diện tích chưa được thu hồi không cao đã chủ động đề xuất Thành phố điều chỉnh quy hoạch”.
Để khắc phục hậu quả làm tổn thất đến Doanh nghiệp, Thanh tra Chính phủ giao cho UBND TP.Hà nội chỉ đạo Công ty IDC tiếp tục triển khai Dự án theo quy hoạch chỉnh trang phù hợp và báo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch… trong quý 2 năm 2016.
Ngày 28/3/2016, Văn phòng chủ tịch nước đã có công văn số 399/VPCTN-PL-m gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà nội chỉ đạo về việc sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại của Dự án, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Ngày 14/4/2016, Sở Tài chính Hà Nội chủ trì cuộc họp với Công ty IDC và các Sở ban ngành về việc thống nhất việc hoàn trả kinh phí đầu tư hạng mục san lấp Hồ An Dương. Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xác định số tiền hoàn trả cho IDC là hơn 725 triệu đồng và lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.
30 hộ dân thuộc diện di dời nhường đất cho dự án cũng ngần ấy thời gian bị "treo" không được cải tạo, xây dựng vì đất thuộc quy hoạch |
Phương án của Sở Tài chính khiến cty IDC lại một lần nữa đứng trước vực thẳm, bởi đó là khoản đầu tư IDC huy động cách đây gần 30 năm để san lấp hồ An Dương. Thời điểm đầu những năm 1990, đó là một con số khổng lồ.
Giám đốc Công ty IDC, ông Lê Quốc Khánh đại diện cho 77 cổ đông kiến nghị, nguyện vọng của Công ty IDC và 77 cổ đông là được cấp đất theo dự án san lấp (8.400m2), gồm 77 thửa đất cho 77 suất đầu tư (diện tích 60m2/suất); UBND TP Hà Nội trả tiền đầu tư san lấp và tiền lãi chậm trả tổng số hơn 16 tỷ đồng – một con số khác xa so với số tiền hơn 700 triệu theo tính toán của Sở Tài chính.
Ông Khánh đau xót: "Sau ngần ấy năm, có những cổ đông hiểu được bản chất sự việc, vẫn kiên trì, bền bỉ cùng ông. Nhưng, cũng có những người vì hết kiên nhẫn, chịu đựng đã trở thành bất mãn. 77 cổ đông góp vốn gần 30 năm trước, hiện giờ chỉ còn gần chục người còn sống, hầu hết đã mất vì tuổi già, bệnh tật...".
Dự án nhà ở và văn phòng làm việc tại khu hồ An Dương (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) của cty IDC làm chủ đầu tư là dự án xã hội hóa đầu tiên của Thủ đô đồng thời cũng là dự án có thời gian “treo” gần 30 năm qua. Thời điểm trước năm 1990, dải đất thuộc hồ An Dương (diện tích 8.400m2) bị hoang hóa từ lâu, thuộc quyền quản lý của UBND quận Ba Đình (sau đó thuộc quận Tây Hồ), là nơi chứa rác thải và đổ rác của các hộ dân khu vực quanh hồ, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.
Để giải quyết thực trạng này, UBND quận Ba Đình đã dề nghị TP.HNcho phép quận được sử dụng dải đất hồ này, san lấp tạo mặt bằng, xây dựng nhà ở thấp tầng, theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” từ nguồn vốn tự huy động của các tổ chức, cá nhân và nhân dân cùng thực hiện dự án.
Ngày 4/6/1990, QĐ cùng giấy cấp phép sử dụng đất số 2705/UB/XDCB, Hà Nội chấp thuận để quận Ba Đình được phép san lấp hồ An Dương, kèm theo quy hoạch được phê duyệt tỷ lệ 1/500.
Từ chủ trương này, IDC xây dựng phương án làm chủ đầu tư thực hiện dự án, có trách nhiệm trích nộp 20% lợi nhuận vào ngân sách quận Ba Đình.
Tuy nhiên, vì những thay đổi về cơ chế, chính sách đã khiến dự án thành dự án “treo bền bỉ” qua hai thế kỷ, và khiến IDC rơi vào “ngõ cụt”!
Là một trong những dự án xã hội hóa đầu tiên của Hà Nội, sau gần 3 thập kỷ, câu chuyện của Cty IDC – đơn vị nhận san lấp hồ An Dương, cuối cùng cũng tìm được tiếng nói giải quyết.