发布时间:2025-01-10 07:59:52 来源:Fabet 作者:World Cup
Trong mắt chị,ệntìnhxúcđộngcủanữtiếnsĩvàngườichồngmãimãituổhoffenheim – leverkusen không ai có thể tử tế và yêu chiều vợ con hơn anh. Chỉ tiếc, bây giờ anh đã đi xa mãi…
'Mưu' tán gái của chàng bảo vệ 'cưa đổ' cô bé thực tập sinh
Năm 1994, chị Trà (SN 1973) được giới thiệu về Trung tâm Nghiên cứu Lợn đực giống thuộc Viện Chăn nuôi quốc gia để thực tập đề tài tốt nghiệp.
Anh Phạm Hữu Hùng (SN 1971) khi đó đang là bảo vệ cơ quan. Anh tốt nghiệp Trung cấp Thống kê – Kế toán nhưng chưa xin được việc làm. Anh được nhận về trung tâm, làm tạm vị trí bảo vệ để chờ cơ hội.
Cả cơ quan xôn xao khi “có cô bé về thực tập xinh lắm”. Bữa liên hoan hôm chị về cơ quan, anh được phân công phụ bếp nên mới chỉ được ngó “cô bé thực tập” qua cửa sổ.
Vài ngày sau, chị Trà về ở hẳn trong khu tập thể của Viện. Anh bắt đầu “tấn công” chị bằng chiến dịch “mưa dầm thấm lâu”. Chỗ chị ở không có quạt, anh xách quạt sang tận phòng, “mặc cho ông đồng nghiệp ở cùng anh chết nóng”.
Anh chơi bài với chị và các đồng nghiệp toàn thua, khiến các chị em “sướng mê tơi”, vì thắng sẽ được ăn bánh quy và uống nước khoáng Kim Bôi. Mãi sau, chị mới biết anh giả vờ thua cho chị em vui. Tất nhiên, người quan trọng nhất vẫn là "cô bé thực tập".
“Ngày đó, chàng rất lắm mưu. Trai Viện Chăn nuôi tới tán mình đông như quân Nguyên. Chàng tự nhiên ở đâu ra dắt xe đạp đi vào để trong phòng mình, chả nói năng gì, làm các giai khác tự động đứng lên về hết. Mình tức quá hỏi tại sao, chàng bảo ‘à cho anh gửi nhờ tí’”.
Anh bảo vệ “chơi” bài này suốt mấy tuần sau. “Cứ thấy mấy chàng nhăm nhe sang phòng mình chơi, là anh xách xô đi lấy nước hộ dù mình chả khiến. Thế là các anh dẹp luôn ý định sang nhà mình chơi. Thế thôi, mình hết cửa đứng núi này trông núi nọ, đành yêu thôi” – chị hài hước kể lại.
Chị nhận lời làm bạn gái của anh chỉ sau đúng 4 tuần quen biết.
Tốt nghiệp đại học, chị xin được về Viện Chăn nuôi cho đúng chuyên ngành. Anh vẫn làm bảo vệ.
Cưới liền tay bất chấp 'đũa lệch'
Khi được hỏi có băn khoăn gì khi quyết định cưới một anh bảo vệ hay không, chị Trà tâm sự, ngày ấy chị trẻ và vô tư, chẳng nghĩ gì nhiều. Nhưng đến bây giờ, chị cũng chưa từng thấy hối hận về quyết định đó.
Hai năm sau, anh chị cưới nhau. Nhiều người ì xèo về sự chênh lệch hoàn cảnh và trình độ giữa anh chị. Bố mẹ chị là giáo viên, khi ấy bố chị đang là quyền hiệu trưởng một trường cấp 3 ở TP. Vinh (Nghệ An).
Trong khi đó, gia cảnh anh rất nghèo khó. Quê anh ở Hà Tây. Bố anh mất từ khi anh mới được 6 tháng tuổi. Mẹ anh ở vậy nuôi con. Bà làm công nhân, nuôi anh ăn học. Căn nhà 2 mẹ con anh ở là nhà tình nghĩa, rộng 15m2. Sau khi cưới, anh chị ở trong gian ngủ rộng chừng 6m2.
Bố mẹ chị là người có văn hóa, chưa từng ngăn cấm mối quan hệ của con gái. Nhưng chị biết, bố mẹ nhận thấy sự chênh lệch ấy và lo lắng con gái sẽ phải chịu nhiều vất vả, thiệt thòi.
Sau đám cưới 4 ngày, anh bắt đầu nhập học lớp đại học tại chức, một phần để nâng cao chuyên môn, một phần để “cho bằng vợ”.
Căn bệnh viêm gan khiến anh phải vào viện suốt, mỗi năm phải nằm viện 2-3 tháng. Nhưng sợ nghỉ việc không có lương, buổi tối anh vẫn cố trốn viện về làm bảo vệ kiếm thêm. Cả hai vợ chồng đều làm ở cơ quan Nhà nước, thu nhập không cao, anh tìm mọi cách để có thêm nguồn thu cho gia đình.
Anh không nề hà làm xe ôm, nhận cả công việc chở gà cho mọi người. Cứ mỗi sáng, anh để bu gà ở cửa lớp, đợi hết giờ học, anh chở sang tận Thủy Nguyên (Hải Phòng) bằng xe máy. Hôm nào có chuyến chở gà, anh lại xin đổi ca bảo vệ vào buổi tối.
Tốt nghiệp đại học xong, anh được bố trí vào làm ở phòng vật tư sau 7 năm làm ở vị trí bảo vệ.
Biến cố cướp mất người chồng lý tưởng
Anh vừa tốt nghiệp đại học xong thì chị xin được học bổng thạc sĩ ở Đức. Học ở Đức xong về Việt Nam được 3 năm, chị lại xin tiếp học bổng tiến sĩ ở Bỉ mất thêm 5 năm nữa.
“Anh bị mọi người trêu ‘cho vợ đi Tây giống như dựng xe Peugeot ngay Bờ Hồ’. Nhưng chàng chẳng quan tâm, ngược lại rất tự hào về vợ. Câu nói quen thuộc của anh là ‘Trà nhà tôi…’, khiến các cô bạn gái của chàng rất ngưỡng mộ”.
Anh ở nhà trải qua nhiều thay đổi trong công việc. Anh xin nghỉ việc ở Viện Chăn nuôi để ra ngoài làm. Anh đảm nhiệm các chức vụ giám đốc, trợ lý tổng giám đốc ở một công ty về thực phẩm trong vòng 8 năm.
Năm 2013, sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm, anh nghỉ việc ở công ty ra ngoài làm riêng. Lần này, anh thành lập công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi – lĩnh vực mà cả hai vợ chồng đều từng gắn bó và có kinh nghiệm.
Công ty phát triển tốt trong nhiều năm. Lúc này chị cũng đã nghỉ việc ở Viện để “chung vai” cùng anh.
Tưởng chừng từ đây gia đình anh chị sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng một biến cố sức khỏe vào năm 2018 đã khiến anh ra đi mãi mãi. Chỉ sau 2 ngày, anh ra đi trong sự ngỡ ngàng và đau khổ của vợ con, gia đình và bạn bè.
“Đám tang của anh, mọi người đến rất đông, mấy trăm vòng hoa được gửi đến, bởi vì anh được rất nhiều người yêu quý”.
Chị bảo, không chỉ với vợ con mà anh tử tế với tất cả mọi người, kể cả với những người không ưa anh vì thấy anh không xứng đáng với chị.
Sau đám tang của anh, chị sắp xếp mọi việc ở công ty, mua lại cổ phần từ các cổ đông và trở thành tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, tiếp quản cơ nghiệp của anh cho đến bây giờ.
Mới đây, chị cho ra mắt thêm một thương hiệu về thời trang cho phụ nữ trung niên – một lĩnh vực mới hoàn toàn mà chị đã ấp ủ từ lâu.
Đến giờ, khi nhắc về anh, lòng chị đã yên ả dù thi thoảng chị vẫn thấy anh trong những giấc mơ. Trong ký ức của chị và các con, anh vẫn mãi ở tuổi 48, vẫn mãi là một người cha, người chồng lý tưởng, không thể thay thế.
Ảnh: NVCC
相关文章
随便看看