Chiều 25/11,ậtsưđềnghịmiễntruycứubàchủXuyênViệtOiltộiĐưahốilộkèo chuẩn nhà cái phiên tòa xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (Chủ tịch Hội đồng thành viên Xuyên Việt Oil) cùng đồng phạm tiếp tục phần tranh luận.
Bà Mai Thị Hồng Hạnh khai ra người nhận hối lộ
Hồ sơ vụ án thể hiện quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu tại công ty, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, bà Hạnh đã vi phạm các quy định về sử dụng quỹ Bình ổn giá và tiền thuế bảo vệ môi trường gây thất thoát tài sản Nhà nước số tiền 1.463 tỷ đồng. Trong đó, thất thoát từ quỹ Bình ổn giá là 219 tỷ đồng, thất thoát từ thuế bảo vệ môi trường là 1.244 tỷ đồng.
Ngoài hành vi trên, đại diện cơ quan công tố xác định bà Hạnh đã 22 lần đưa hối lộ cho nhiều cán bộ, công chức với số tiền hơn 31,6 tỷ đồng.
Trong phần luận tội, đại diện VKS xác định cáo trạng truy tố bị cáo Hạnh là đúng người, đúng tội, không oan sai. Đồng thời, cơ quan công tố cho rằng hành vi của bà Hạnh là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, là người chủ mưu, cầm đầu trong vụ án nên cần có mức án nghiêm khắc.
Từ những phân tích trên, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Hạnh mức án 30 năm tù về tội Đưa hối lộ và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Người đầu tiên bào chữa cho Hạnh, luật sư Lê Hồng Nguyên đưa ra nhiều luận điểm, căn cứ đề nghị HĐXX xem xét, cân nhắc trong việc cáo buộc thân chủ phạm tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Về tội Đưa hối lộ, luật sư cho rằng, thân chủ chủ động khai báo trước khi bị phát hiện nên thuộc trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm. Để chứng minh cho quan điểm của mình, người bào chữa viện dẫn một số trường hợp cụ thể như ông Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB) đã đưa 5,2 triệu USD cho cán bộ thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
Từ những phân tích trên, luật sư Nguyên đề nghị HĐXX xem xét, cân nhắc, tuyên miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bà Hạnh về tội Đưa hối lộ.
Bên cạnh đó, một số luật sư khác bào chữa cho bà Hạnh trình bày các tình tiết giảm nhẹ như gia đình có công với cách mạng, quá trình công tác có nhiều đóng góp cho xã hội.
Luật sư nói ông Lê Đức Thọ nhận tiền nhưng không can thiệp trái pháp luật
Tiếp đó, luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư tỉnh Bến Tre). Trong vụ án này, ông Thọ bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 13,8 tỷ đồng. Người đàn ông này còn bị cáo buộc có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi hơn 22 tỷ đồng.
Trong phần luận tội, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Thọ mức án 28-29 năm tù về tội Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Bào chữa cho ông Thọ, luật sư cho rằng mức đề nghị trên là quá nghiêm khắc, chưa xem xét hết các tình tiết giảm nhẹ và trình bày một số nội dung khác.
Đầu tiên, luật sư cho rằng việc ông Thọ nhận hối lộ là trái quy định pháp luật và bị cáo đã nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, người bào chữa nói thân chủ không phải nhận tiền, quà để can thiệp trái pháp luật.
Tiếp đó, luật sư, cho rằng hành vi sai phạm của ông Thọ không phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả thất thoát tài sản Nhà nước. Bên cạnh đó, người bào chữa nói ông Thọ chưa bao giờ yêu cầu, đòi hỏi, gợi ý bà Hạnh đưa tiền, tặng quà.
Ngoài ra, luật sư đề nghị HĐXX xem xét những đóng góp của ông Thọ trong quá trình công tác, qua đó, giảm nhẹ hình phạt cho cựu Bí thư tỉnh Bến Tre.