- Hiện nay, số người bị rối loạn tiền đình ngày càng tăng cao và đối tượng mắc hội chứng này ngày càng trẻ hóa. Do vậy cần có biện pháp cảnh giác và phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình- nguyên nhân chóng mặt ở người cao tuổi Những biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình đó là: chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn... Bệnh tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng rất hay tái phát, gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Bạn có thể phòng tránh được căn bệnh rối loạn tiền đình nhờ vào các biện pháp dưới đây: - Sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, không thức khuya, tránh làm việc quá sức. Không ngồi lâu trong phòng lạnh, nếu ngồi trong phòng điều hòa nên chú ý không để nhiễm lạnh, đặc biệt giữ gìn vùng cổ vai gáy. - Hạn chế sử dụng máy tính: Tránh ngồi lâu trước máy vi tính. Nên đứng lên, vận động giữa thời gian ngồi làm việc. - Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước. Không ăn nhiều những món đồ dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê… - Ăn uống đầy đủ chất, hợp vệ sinh. - Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít nước một ngày. - Tạo một tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tiếp xúc với các tình huống căng thẳng tâm lý. Tránh các stress hàng ngày trong cuộc sống. Tinh thần sảng khoái vui tươi, tâm lý nhẹ nhàng thư giãn, không có những căng thẳng lo âu sợ hãi... sẽ giúp phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình ít xuất hiện hơn. - Phòng ngừa khi tiếp xúc với nguy cơ hay thay đổi tư thế: Người dễ bị hội chứng tiền đình thường phải dùng thuốc trước khi đi tàu xe. Nên tránh tập trung vào các dấu hiệu của bệnh bằng cách chú ý vào một việc khác như nghe nhạc, kể chuyện vui, thậm chí nếu ngủ được thì càng tốt. Ngoài ra, có những biện pháp tự kỷ ám thị cũng giúp tránh xuất hiện cơn như dán cao, bôi dầu... Trước khi đi chỉ ăn nhẹ, không ăn nhiều chất nặng mùi hay quá no. - Tập thể dục đều đặn hàng ngày: Bệnh nhân có thể chủ động phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả hơn bằng cách tập những bài vật lý trị liệu giúp bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình. Bài tập sẽ giúp gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế, tăng khả năng duy trì thăng bằng khi đứng, đi, lắc lư hay xoay chuyển. Những bài tập này đã được chứng minh là rất có lợi cho sự thích nghi của hệ thống tiền đình với thay đổi tư thế theo thời gian. Nhiều người bệnh thậm chí có thể bỏ hẳn thuốc sau một thời gian tập luyện kiên trì. - Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào hai tai bằng cách dùng hai bàn tay áp vào hai bên tai mỗi ngày 50 - 100 lần. Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, để phòng tránh chứng rối loạn tiền đình, mọi người cần điều chỉnh các thói quen, lối sống như: để đèn ngủ sáng; không ngồi liên tục quá lâu; hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá; tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích; tránh thay đổi tư thế đột ngột; không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh; giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; tránh leo trèo cao; không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt. Tuy không phải là hội chứng nguy hiểm đến tính mạng nhưng rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Tại sao rối loạn tiền đình hay tái phát?
Rối loạn tiền đình, 'hung thủ' gây chứng ù taiBị rối loạn tiền đình phải làm sao?