Theđầuthusốhoátruyềnhìnhcầntăngthêmtỷđồkết quả thi đấu ngoại hạng anh hôm nayo ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược TT&TT, sau khi được Bộ TT&TT giao cho nhiệm vụ nghiên cứu để sửa đổi một số điều trong Quyết định 2451 cho phù hợp với thực tiễn khi triển khai Đề án Số hóa truyền hình. Qua phân tích hiện trạng, Viện Chiến lược TT&TT dự kiến đề xuất các tỉnh miền núi thuộc khu vực miền Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung nhà nước sẽ chi hỗ trợ một phần để các tỉnh này phát sóng truyền hình lên vệ tinh vì có nhiều khu vực không thể triển khai trạm phát lại truyền hình số mặt đất được, tuy nhiên nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ phát sóng chuẩn SD, không hỗ trợ phát sóng chuẩn HD. Hiện nay đã có 61/63 tỉnh thành đã phát sóng kênh truyền hình thiết yếu lên vệ tinh, chỉ còn 2 tỉnh Kon Tum và Lai Châu là chưa phát sóng kênh truyền hình lên vệ tinh.
Đối với các tỉnh thuộc nhóm này, hộ nghèo, cận nghèo nằm trong vùng phủ sóng DVB-T2 các trạm phát chính sẽ được hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất, còn những hộ nghèo, cận nghèo nằm trong các vùng thuộc trạm phát lại sẽ được hỗ trợ đầu thu truyền hình vệ tinh.
Theo ông Trần Minh Tuấn, do từ đầu năm 2016 tiêu chuẩn nghèo, cận nghèo đã được Chính phủ quy định mới tiếp cận theo chuẩn nghèo đa chiều nên số lượng hộ nghèo, cận nghèo tăng cao hơn so với năm 2015, dẫn đến số lượng đầu thu cần hỗ trợ cho người nghèo tăng lên đáng kể. Thêm vào đó, chi phí mua đầu thu vệ tinh tương đương đầu thu mặt đất, nhưng công lắp đặt cao hơn. Do đó, theo dự kiến kinh phí để mua đầu thu truyền hình hỗ trợ người dân sẽ phải cần đến 2.450 tỷ đồng, cao hơn so với kinh phí được duyệt của Đề án là hơn 740 tỷ đồng.
Theo Quyết định 2451/QĐ-TTg kinh phí để chi hỗ trợ đầu thu cho hộ nghèo, cận nghèo là 1.710 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này được trích từ Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích.