Không chỉ khai thác golf như một phần quan trọng trong ngành công nghiệp du lịch cao cấp,ếnthắngđỉnhcaocủagolfNhậtBảnhận định cúp c1 hôm nay Nhật Bản còn muốn chứng minh họ đang trên đường trở thành cường quốc của môn thể thao này.
Bước ngoặt mang tên Matsuyama
Khi đi bộ trong khuôn viên câu lạc bộ Augusta National - nơi được biết đến với sự kiện Masters Tournament (hay The Masters), một trong 4 giải golf lớn nhất (major; cùng với PGA Championship, U.S. Open và The Open Championship) - bạn sẽ thấy hình ảnh quen thuộc trong hội quán: những người Mỹ da trắng đi dạo trong khuôn viên, thưởng thức món ăn Mỹ, nói cùng ngôn ngữ, đeo kính râm cùng nhãn hiệu.
Không có gì ngạc nhiên với những hình ảnh ấy. Giải đấu golf diễn ra vào mùa xuân mỗi năm ở Augusta, thuộc bang Georgia, vốn được xem là thế giới riêng cho giới thượng lưu Mỹ.
Tuy nhiên, hôm Chủ nhật 11/4 (theo giờ địa phương), hình ảnh mới xuất hiện trước sự chứng kiến của hàng nghìn khán giả có mặt ở Augusta, cũng như hàng triệu người xem truyền hình trực tiếp tại nhà: một golfer châu Á lần đầu tiên vô địch trong lịch sử The Masters; đưa hai nắm đấm lên trời; khoác trên lưng chiếc áo xanh lá cây danh giá.
Người đàn ông ấy đến từ bên kia Thái Bình Dương, với nụ cười hiền lành. Anh là Hideki Matsuyama, một người chơi golf Nhật Bản.
Nụ cười Matsuyama là bước ngoặt lịch sử với golf Nhật Bản và thế giới |
Trên giường bệnh, trong quá trình hồi phục sau vụ tai nạn xe hơi kinh hoàng, Tiger Woods gửi tin chúc mừng Matsuyama. Golfer vĩ đại nhất mọi thời đại kết thúc thông điệp mừng của mình bằng lời nhắn: "chiến thắng này sẽ tác động lớn đến toàn bộ thế giới golf".
Thật khó để biết chiến thắng của Matsuyama ảnh hưởng như thế nào đến golf thế giới. Chúng ta không thể định lượng được điều đó, và chỉ nhìn thấy câu trả lời trong tương lai. Nhưng tất cả đều có cùng suy nghĩ với thông điệp của Tiger Woods.
Matsuyama mở ra bước ngoặt cho golf thế giới, nhất là quê hương Nhật Bản và khu vực châu Á. "Thật là thú vị khi khi có rất nhiều trẻ em ở Nhật Bản theo dõi tôi, và chúng có thể thi đấu đỉnh cao trong tương lai", nhà vô địch The Masters 2021 tâm sự.
Hiệu ứng đăng quang của Matsuyama rất lớn, được ví như sự kiện Lee Elder trở thành người da đen đầu tiên thi đấu ở The Masters năm 1975; hay khoảnh khắc chiến thắng năm 1997 của một chàng trai trẻ da đen cao lêu nghêu, có tên Tiger Woods (khi ấy, "Siêu Hổ" lập kỷ lục nhà vô địch trẻ nhất, ở tuổi 21).
Trong bảng xếp hạng 100 golfer xuất sắc nhất thế giới, chỉ có 6 người châu Á, bao gồm Matsuyama. Nhưng trong tương lai không xa, sau khi những hình ảnh của The Masters 2021 lan tỏa khắp hành tinh, con số này hứa hẹn sẽ rất cao.
Golf và sự thay đổi tư duy của người Nhật Bản
Lao động, lao động và lao động, Nhật Bản nổi tiếng với hình ảnh công dân làm việc liên tục, có rất ít thời gian nhàn hạ. Họ thậm chí không cho phép mình nghỉ ngơi. Trong mối quan hệ ràng buộc giữa cá nhân với doanh nghiệp, thời gian rảnh rỗi là câu chuyện xa xỉ.
Cũng chính vì thế, khi golf bắt đầu phát triển ở châu Âu và Bắc Mỹ, Nhật Bản - một cường quốc kinh tế châu Á - có rất ít người tiếp cận môn thể thao này.
Golf được công nhận lần đầu tiên ở Nhật Bản năm 1903, với CLB dành cho những người Anh xa xứ được thành lập tại Kobe. Phải 10 năm sau đó, CLB đầu tiên cho người bạn địa mới xuất hiện - Golf Tokyo, đại bản doanh đặt tại Komazawa. Mô hình này thực tế dành cho những người từng chơi golf từ Mỹ trở về quê hương.
Trong những năm 1920 và đầu những năm 1930, Hiệp hội Golf Nhật Bản được thành lập (1924), rồi một số cuộc thi được tổ chức. Tuy nhiên, tâm lý chống phương Tây gia tăng khiến golf bị tẩy chay. Tiếp đó là ảnh hưởng của Thế chiến II.
Xuyên suốt cuộc chiến, hầu hết các sân được trưng dụng cho quân sự, hoặc trở lại sản xuất nông nghiệp. Đến thời kỳ hậu chiến, các sân golf của Nhật Bản nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng chiếm đóng, và một thời gian sau mới bắt đầu có những cuộc thi đấu.
Khi hình ảnh đầu tiên về văn hóa chơi golf của Nhật Bản xuất hiện trên toàn cầu, nó trở thành câu chuyện buồn với đất nước này.
Đấy là sự kiện diễn ra năm 1964, khi LIFE - tạp chí nổi tiếng của Mỹ, xuất bản lần đầu năm 1883 - đăng hình ảnh những công nhân ở một bãi tập xe Nhật Bản tập chơi golf. Hình ảnh vừa lan tỏa, người dân đất nước mặt trời mọc bị cho là cố gắng học theo lối sống không phù hợp của phương Tây.
Học giả Marilyn Ivy - PGS-TS nhân chủng học người Mỹ, được biết đến là một trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất về văn hóa và chính trị Nhật Bản - trong một cuốn sách nghiên cứu của mình, ghi lại rằng truyền thông Mỹ miêu tả hoạt động chơi golf của người Nhật là "không khả thi, bị nhân bản hóa".
25 năm sau tấm ảnh trên LIFE, mọi thứ khác đi rất nhiều. Nhiều chuyến bay từ Nhật Bản đến Hawaii và California đưa những doanh nhân của họ đến với các sân golf hàng đầu nước Mỹ.
Thế hệ tiếp theo của những người chơi golf ở bãi tập lái xe bị mỉa mai ngày nào đã sánh vai với giới thượng lưu Mỹ.
Sau "bong bóng tài sản", golf bùng phát ở Nhật Bản |
Khi ông trùm Minoru Isutani mua sân golf siêu sang Pebble Beach Golf Links, bên bờ biển California, với giá 700 triệu USD theo thị trường năm 1990, Nhật Bản xuất hiện với vị thế khác. Một khởi đầu cho cuộc cạnh với Mỹ, vốn được mô tả "hoang đường".
Đầu thập niên 1990, cột mốc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản nổ ra, khi quả "bong bóng tài sản" (chủ yếu là bất động sản và chứng khoán, bị thổi giá phi thực tế) bị xì hơi. Văn hóa thị hiếu tổng thể thay đổi. Văn hóa thẩm mỹ mới cũng ra đời khi nền kinh tế đình trệ.
Bộ phận lớn người làm công ăn lương trở thành những người đàn ông buồn bã trong bộ đồ satanh, với hàm răng ố vàng vì khói thuốc, bỗng nhiên tìm thấy thú vui từ golf. Hoạt động ngoài trời trở thành môn giải trí tuyệt vời. Golf kết nối mọi người với nhau, và phổ biến với tốc độ chóng mặt.
Câu chuyện về những chiến thắng ấn tượng của chàng trai trẻ Tiger Woods, xuất hiện từ bờ bên kia Thái Bình Dương cuối thập niên 1990, truyền cảm hứng cho người Nhật Bản. Thế kỷ 21 mở ra với những sân golf nở rộ trên khắp đất nước Đông Á này.
Công nghiệp golf ở Nhật Bản
Có 209 quốc gia và vùng lãnh thổ được ghi nhận chơi golf chính thức. Trong đó, Nhật Bản xếp thứ hai thế giới về số lượng sân từ 18 hố trở lên - hơn 2.220 sân, chỉ sau Mỹ (14.640, số liệu tính đến 2019).
Có hàng nghìn mốt và xu hướng văn hóa nước ngoài du nhập vào Nhật Bản. Nhưng golf vượt qua tất cả trong vài thập nên gần đây, trở thành môn thể thao thay đổi cả một nền xã hội. Người Nhật công nhận golf đã ăn sâu vào văn hóa, giống như trà xanh và bóng chày.
Ban đầu, những giải đấu golf hàng đầu Nhật Bản dành cho những người đàn ông lớn tuổi. Phổ biến là hạng đấu trên 50 tuổi.
Nhật Bản sở hữu những sân golf đẹp và giàu tính thiên nhiên nhất thế giới |
Từ chỗ được xem là nơi làm việc bên ngoài văn phòng, dành cho giải trí cũng như đàm phán hợp đồng, golf trở nên chuyên nghiệp và được phát triển thành môn thể thao đúng nghĩa. Số sân golf ở Nhật không ngừng giảm trong vài năm nay - một xu thế tất yếu trên thế giới. Ngược lại, tỷ lệ người chơi ngày càng được trẻ hóa.
Trước khi có hạn chế nhập cảnh bởi Covid-19, golf là một phần trong ngành công nghiệp du lịch Nhật Bản. Hàng trăm nghìn người đến đây du lịch để chơi golf, chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Một bộ phận khác từ Châu Âu, Australia và New Zealand. Khách Bắc Mỹ không cao, nhưng tỷ lệ dần cải thiện.
Điều này cũng giúp golf chuyên nghiệp Nhật Bản phát triển hơn.
Không chỉ vậy, Nhật Bản cũng nổi tiếng với việc chếc tạo những bộ gậy golf, như Miura, Mizuno, Honma, Srixon (được Matsuyama sử dụng), Ryoma, Vega. Những bộ gậy golf từ Nhật cũng giống như xe hơi Đức, nghĩa là yêu cầu cao nhất về chất lượng, tỉ mỉ về chi tiết và giá cả chưa bao giờ là yếu tố quan trọng.
Golf đã trở thành một nét văn hóa, được vận hành chuyên nghiệp ở Nhật Bản. Matsuyama - golfer châu Á hiếm hoi tiếp cận đẳng cấp thế giới - với danh hiệu The Masters 2021 (trong số 6 chức vô địch thuộc sự kiện PGA Tour) là thành quả đầu tiên của công nghiệp golf ở quốc gia có tổng diện tích xếp thứ 62 thế giới.
Người Nhật đang chờ những Matsuyama mới...
Sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Một trong những trở ngại của Nhật Bản là địa lý, khi quá nhiều diện tích là đồi núi. Từ nhiều thập niên trước, các nhiệm kỳ Thủ tướng Nhật Bản luôn có chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp golf, bên cạnh tập trung phát triển kinh tế. Các công trình đường cao tốc được xây dựng để tạo thuận lợi cho việc di chuyển, kết nối mạng lưới sân golf trên cả nước. Từ giữa thập niên 1980, chính phủ Nhật Bản kêu gọi nguồn vốn tư nhân để xây dựng các sân golf hiện đại. Điều này đồng thời kích thích kinh tế tăng trưởng. Một đạo luật được thông qua, quy định về việc giảm thuế và hỗ trợ những dự án xây dựng sân golf, resort, khu trượt tuyết, bến du thuyền cùng nhiều loại hình thể thao - giải trí khác. Chính phủ Nhật cũng cấp phép để chuyển hóa một phần đất rừng và nông nghiệp thành khu vực xây dựng sân golf. Trong những năm gần đây, ngoài việc phát triển golf qua hình thức du lịch, Nhật Bản ký thỏa thuận để tổ chức một số sự kiện PGA Tour (các giải đấu golf chuyên nghiệp ở Mỹ - Bắc Mỹ). Nổi bật là Zozo Championship, ra đời năm 2019. Khi ấy, Tiger Woods chiến thắng, và Matsuyama về nhì. Giải đấu này đưa golf ở đảo quốc gồm 6.852 đảo phát triển lên một bước mới. Với việc giành quyền đăng cai Olympic 2020 (tổ chức mùa Hè 2021 vì Covid-19), môn golf được duy trì và chính phủ Nhật Bản muốn nhân cơ hội để tạo cú hích mới. Trong bối cảnh dân số già đi, với Thế vận hội Mùa hè (sự kiện được tổ chức là một chiến thắng lớn của người Nhật trước đại dịch thế kỷ) và thắng lợi của Matsuyama, công nghiệp golf Nhật Bản hứa hẹn có được đà tăng vọt, bên cạnh sự trẻ hóa. |
Thiên Thanh
Lee Elder không chỉ là người da đen đầu tiên trong lịch sử thi đấu ở The Masters - một trong những sự kiện thể thao danh tiếng nhất, mà ông còn có ảnh hưởng lớn đến nước Mỹ cũng như thế giới với chiếc gậy đánh golf.