Những người dân sống gần sân bay Delhi,ẤnĐộNgườidânthườngxuyênbịphânrơivàođầuvìmáybaydândụngxảbểphốttrênkhôlich thi đâu bong da hôm nay Ấn Độ cho biết, họ bị phân, chính xác hơn là phân người rơi lả tả xuống đầu hàng ngày. Thứ 6 tuần qua, Tòa án Xanh Quốc gia (National Green Tribunal) đã giao nhiệm vụ cho một tiểu ban để điều tra xem đây có phải là phân người thật hay không. Chỉ thị này được đưa ra sau khi người dân Delhi phàn nàn rằng họ bị những cơn mưa phân dội thẳng lên mái nhà. Ban đầu, tòa án nghi ngờ rằng đó có thể là phân chim, tuy nhiên điều này không có căn cứ rõ ràng. Các mẫu phân sẽ được Tổng cục Hàng không dân dụng, Viện nghiên cứu chiến lược và Ban Kiểm soát Ô nhiễm Trung ương thu thập và phân tích. Năm ngoái, cư dân ở một khu vực khác tại Delhi đã cùng nhau khiếu nại về việc máy bay dân dụng xả nước thải trên không trung. Cư dân sống gần các sân bay khác, chẳng hạn như sân bay Quốc tế Salt Lake ở Utah cũng đã báo cáo sự cố tương tự. Theo Bloomberg, vào tháng 12/2016, Satwant Singh Dahiya, một cư dân sống gần sân bay New Delhi đã khởi kiện vào từ tháng 10 vì cho rằng máy bay dân dụng đã thi nhau xả bể phốt trên không vào ban đêm, khiến ngôi nhà của anh bị hư hại nặng nề. Cũng theo Bloomberg, vào tháng 12 năm ngoái, một phụ nữ 60 tuổi đã bị thương vì phân từ trên trời rơi trúng vai. Một trường hợp khác, nạn nhân cho biết có một vật thể to bằng quả bóng, làm từ phân và nước tiểu đông lạnh đã rơi xuống mái nhà, suýt chút nữa cũng bị các mảnh vỡ rơi vào đầu. Vì vậy, Tòa án Xanh Quốc gia đã ra chỉ thị cho Tổng cục Hàng không dân dụng Ấn Độ, nghiêm cấm máy bay dân dụng xả bể phốt trên không. Nếu bể phốt trong nhà vệ sinh của máy bay trống không khi hạ cánh, hãng hàng không đó sẽ bị phạt 777 USD (gần 18 triệu đồng). Chính xác thì điều gì đã xảy ra? Nếu xả bể phốt trên không, hỗn hợp phân và nước tiểu sẽ bị đóng băng thành khối không khác gì những quả bom, cực kỳ nguy hiểm nếu bị thứ đó rơi trúng người. Vì chuyện này xảy ra quá nhiều lần, người ta còn gọi nó với từ ngữ chuyên dụng là "blue ice" (băng xanh). Hàng chục vụ tai nạn lớn nhỏ do "băng xanh" đã xảy ra ở Mỹ trong vài thập kỷ qua. Một tảng "băng xanh" khổng lồ đã xé toạc mái nhà của cặp vợ chồng ở California vào năm 2006; trường hợp tương tự cũng xảy ở Anh, Hà Lan và Trung Quốc. Năm ngoái, Hội đồng Kiểm soát Ô nhiễm Trung Ương Ấn Độ một lần nữa cho rằng thứ "băng xanh" kinh khủng đó liên quan đến chim trời. Nhưng rất tiếc, các phân tích hóa học đã khẳng định đó chính xác là phân người. Theo GenK |