Không còn gói gọn trong các tiết học,êuthứccổvũhọcsinhđọcsáchcủatrườnghọcởHàNộbda anh giờ đây, học sinh tại Trường Xanh Tuệ Đức (Hà Nội) có thể tìm tới thư viện mở hoặc những buổi chia sẻ để thể hiện tình yêu của mình với sách. Việc tạo cho học sinh thói quen đọc hàng ngày luôn là điều được nhà trường chú trọng.
Mỗi ngày, học sinh và thầy cô tại các khối lớp sẽ cùng tham gia vào các khung giờ đọc sách cố định. Một số phòng ban sẽ đọc sách vào đầu giờ sáng, trong khi học sinh tiểu học & THCS sẽ đọc sau giờ ăn trưa, ngay trước khi đi ngủ. Các giáo viên kỹ năng lại đọc sách trong khung giờ 11h – 11h30...
“Nếu bước tới trường vào những khung giờ này, chỉ thấy thầy trò ngồi quây quần yên lặng đọc sách”, thầy Phạm Tuấn Đạt – Giám đốc điều hành nói.
Với phương châm “rèn mình trước khi rèn người”, thầy cô trong trường đều hưởng ứng với việc đọc. Trong khi đó, phụ huynh cũng được khuyến khích đồng hành cùng con đọc sách tại nhà thông qua việc trình bày ý kiến, cảm nhận sau khi đọc xong một cuốn sách.
Ngoài những giờ đọc sách tự chọn, học sinh các lớp có thể cùng nhau đọc chung một cuốn. Giáo viên hoặc một học sinh bất kỳ sẽ đọc cho cả lớp nghe, sau đó cùng nhau chia sẻ và tương tác bằng những câu hỏi.
Đối với một số lớp tiểu học còn có thêm những tiết đọc sách trong thư viện hoặc các bãi cỏ ngoài trời, tùy theo tình hình thời tiết.
Thầy Phạm Tuấn Đạt cho rằng, việc đọc sách dù chỉ diễn ra khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày nhưng nhà trường kỳ vọng, thói quen này có thể giúp học sinh “gieo những hạt mầm tri thức”. Từ thói quen đọc, học trò cũng có thể hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
Để tạo môi trường cho giáo viên và học sinh đọc sách, ngoài thư viện rộng 300m2 với nhiều đầu sách được cập nhật mỗi tháng, trường còn xây dựng một thư viện mở có tên “Vườn sách”.
Đều đặn thứ 7, Chủ Nhật hàng tuần, hai thư viện này lại mở cửa miễn phí không chỉ cho giáo viên, học sinh trong trường mà cả cộng đồng tới trải nghiệm. Tại Vườn sách, thầy cô, phụ huynh và học sinh cũng có thể trao tặng những cuốn sách đã đọc và đem về những cuốn sách yêu thích.
“Nhiều giáo viên và phụ huynh sẵn sàng đăng ký tới trường vào những ngày cuối tuần để đọc sách cho học sinh nghe. Thậm chí, có những gia đình gồm cả ông bà, bố mẹ cùng đưa con tới trường đọc sách và nghe đọc sách”. Điều này, theo thầy Đạt, sẽ giúp gia đình thêm gắn kết thay vì chỉ ở nhà với thiết bị điện tử.
Để khuyến khích thầy cô, phụ huynh và học sinh đọc nhiều hơn, nhà trường còn phát động cuộc thi “Hành trình đọc sách”. Bất kỳ ai cảm thấy yêu thích một cuốn sách nào đó có thể quay video đánh giá và gửi tham gia cuộc thi. Những video hấp dẫn đều được đăng tải trên các kênh truyền thông của nhà trường và trao giải trong những buổi chào cờ đầu tuần.
Theo thầy Phạm Tuấn Đạt, những hoạt động này đã mang đến sự cổ vũ cho học sinh trên con đường khám phá thế giới kỳ diệu của những trang sách. Thông qua đó, niềm yêu thích với sách của học sinh đã tăng lên đáng kể.
Ngoài việc đọc sách, trên các tuyến xe bus đưa đón học sinh của trường cũng được trang bị thêm sách nói để phát trong suốt chặng đường học sinh di chuyển từ nhà đến trường. Các học sinh nội trú cũng sẽ được thầy cô thay cha mẹ đồng hành cùng đi nhà sách và tham gia các giờ đọc hạnh phúc.
Trong khi đó, tại Trường Tiểu học Văn Yên (Hà Đông, Hà Nội), chương trình đọc sách cũng là một trong những hoạt động được nhà trường quan tâm và chú trọng. Không chỉ nâng cao kỹ năng đọc sách, nhà trường cũng xây dựng các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã đọc ra ngoài sách vở.
Cô Phương Thị Thìn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Văn Yên cho hay, trường luôn tận dụng tối đa không gian cho học sinh đọc sách.
“Dù diện tích trường chật chội nhưng nhà trường đã tạo ra những thư viện xanh ở khắp nơi, từ một góc nhỏ trong sân trường, dưới gốc cây hay một khoảng đất trống cũng có thể tạo nên thư viện xanh”.
Ngoài ra, trong mỗi lớp học cũng đều có một thư viện nhỏ. Bên cạnh các đầu sách do thầy cô lựa chọn, học sinh cũng có thể mang sách tới đổi lấy cây hoặc trao đổi sách với nhau. Nhờ việc đổi sách, các đầu sách sẽ liên tục được cập nhật và làm mới.
“Chúng tôi luôn muốn học sinh cảm thấy hứng thú khi đọc sách, nên thầy cô luôn khuyến khích những bạn đọc 3 cuốn sách trở lên mỗi tháng sẽ nhận được một phần quà đặc biệt. Ngoài ra, ngay trong thời khóa biểu của từng khối lớp cũng có những tiết tự đọc sách”, cô Thìn nói.
Mỗi tuần, một lớp sẽ giới thiệu về một cuốn sách hay trước toàn trường. Ở những lớp lớn, các em có thể sân khấu hóa các tác phẩm thành một tiểu phẩm và diễn ngay trong tiết chào cờ. Thậm chí, có những học sinh biến thơ thành rap. Theo cô Thìn, những hình thức như vậy đều đem lại hiệu quả rất cao.
Gần đây nhất, Trường Tiểu học Văn Yên tổ chức Ngày hội đọc sách cho học sinh. Mỗi khối sẽ dựng một gian trưng bày sách theo chủ đề, ví dụ: các đầu sách về Bác Hồ, đầu sách về biển đảo hay tổ sách về các kỹ năng mềm. Học sinh sẽ thuyết trình về gian hàng và những cuốn sách mà tổ/lớp mình trưng bày.
Ngoài ra, nhà trường còn mời TS Nguyễn Ngọc Mai - giảng viên Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đến để chia sẻ về vai trò và tác dụng của việc đọc sách. Các em cũng được chuyên gia hướng dẫn về kỹ năng chọn sách và đọc sách hiệu quả.
“Những hoạt động như vậy đều khiến học sinh vô cùng thích thú với việc đọc”, cô Thìn nói.
Theo cô Thìn, trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, học sinh mải mê với các thiết bị điện tử khiến văn hóa đọc ngày càng mai một. Vì thế, giúp học sinh nâng cao văn hóa đọc là nhiệm vụ quan trọng của các gia đình và nhà trường.
Để hoạt động đọc sách trở thành thói quen cho học sinh từ sớm, theo thầy Phạm Tuấn Đạt sẽ cần có nhiều yếu tố. Ngoài việc duy trì hoạt động đọc sách trên lớp, sự hình thành thói quen cho trẻ tại nhà cũng rất quan trọng.
“Trẻ nhỏ sẽ nhìn người lớn giống như một tấm gương để noi theo. Nếu cha mẹ dành thời gian đọc sách, con cũng sẽ hình thành thói quen đọc sách. Nếu cha mẹ thường xuyên ngồi lướt Facebook, con cũng sẽ ham thích với các sản phẩm công nghệ”.
Đối với giáo viên, việc theo dõi quá trình đọc của học sinh cũng cần diễn ra liên tục để có những hỗ trợ, tạo điều kiện cho trẻ tìm tòi sâu hơn, từ đó phát triển các kỹ năng liên quan như viết, sáng tác truyện, đọc diễn cảm, kể chuyện.
“Điều quan trọng nhất, văn hóa đọc cần phải được phát triển và lan rộng trong cộng đồng, xã hội thông qua việc nhân bản các mô hình thư viện mở.
Nếu mỗi công viên đều có tủ sách công cộng giống như một số nước tiên tiến đang thực hiện; mỗi trường học đều mở cửa thư viện miễn phí vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần, sẽ có thêm hàng ngàn thư viện mở phục vụ việc đọc cho cộng đồng”, thầy Phạm Tuấn Đạt nói.
Sinh viên Trung Quốc xếp hàng dài vào thư viện, nhiều tác phẩm văn học 'sống lại'Số liệu khảo sát năm 2020 của Học viện Báo chí và xuất bản Trung Quốc cho thấy 81,1% người Trung Quốc trưởng thành có thói quen đọc sách, dù là sách in hay trên các nền tảng kỹ thuật số.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)