Những nông dân số
Giữa cái nắng oi ả của những ngày hè,ôngdânbắtnhịpchuyểnđổisốkết quả croatia hôm nay thay vì phải mất hàng giờ ngoài vườn để tưới nước cho 0,5 ha cây nho, nhờ lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, anh Dương Văn Hiệp, xã Trung Mỹ (Bình Xuyên) chỉ cần ấn nút vận hành là toàn bộ vườn nho của gia đình được cấp nước đầy đủ.
Anh Hiệp cho hay: “Khác với các loại cây trồng khác, nho đòi hỏi việc chăm sóc khá tỉ mỉ, đặc biệt là lượng nước cấp cho cây phải chuẩn, nên ngay khi bắt tay vào xây dựng mô hình, chúng tôi đã lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt. Vừa giúp tiết kiệm công lao động, vừa dễ dàng điều chỉnh được lượng nước và thời gian tưới phù hợp, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt”.
Được biết, đây chỉ là một trong nhiều thiết bị máy móc, tiến bộ KHKT mà anh Hiệp đã và đang áp dụng vào sản xuất. Với việc mạnh đạn đầu tư các loại máy móc, từ máy phun thuốc, máy cắt cỏ, tới hệ thống tưới nhỏ giọt... nên dù đang sở hữu khoảng 2000 gốc nho với diện tích 0,5 ha, song vợ chồng anh Hiệp gần như không phải thuê thêm lao động.
Qua đó, giúp tối ưu được chi phí sản xuất, góp phần đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình. Thậm chí, nhờ tiết kiệm được thời gian và công sức lao động, vợ chồng anh Hiệp còn kết hợp nuôi hơn 1 vạn gà đẻ để tăng thêm thu nhập.
Mặc dù không quá chú trọng việc ứng dụng máy móc công nghệ vào sản xuất, anh Trần Duy Hưng, chủ trang trại ốc nhồi Sông Hồng, xã Trung Kiên (Yên Lạc) lại rất quan tâm đến việc đẩy mạnh tiêu thụ, quảng bá sản phẩm thông qua mạng xã hội.
Anh Hưng cho hay: “Song song với việc xây dựng trang trại, tôi cũng xây dựng 1 kênh youtube riêng, đồng thời kết nối với một số kênh youtube có lượt theo dõi cao để làm các video giới thiệu về mô hình cũng như sản phẩm của trang trại”.
Nhờ đó, dù sản lượng mỗi năm lên tới 12 -20 tấn ốc thương phẩm và gần 300 vạn con ốc giống, song trang trại của anh Hưng gần như chưa khi nào gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ. Thậm chí, anh còn nhận bao tiêu sản phẩm cho hàng chục hộ nuôi ốc nhồi trong và ngoài tỉnh.
Mặc dù mới chỉ dừng ở mức ứng dụng công nghệ hiện đại ở một số khâu trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, nhưng có thể thấy, chuyển đổi số(CĐS) trong nông nghiệp đã dần hiện hữu, đem lại những tín hiệu tích cực, góp phần tạo nên sự đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho nông sản.
Tạo đà cho nông dân chuyển đổi số
Xác định CĐS ngành nông nghiệp là yêu cầu tất yếu và muốn CĐS thành công phải bắt đầu từ người nông dân, thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, trang bị cho nông dân những kiến thức cần thiết về CĐS, ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (TMĐT)…
Năm 2022, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Bưu điện tỉnh ký thỏa thuận hợp tác về “Hỗ trợ nông dân CĐS trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2022 -2025”.
Từ đó đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức 42 lớp tập huấn về CĐS cho trên 4.200 lượt hội viên nông dân tham gia.
Ngay trong năm đầu tiên triển khai thỏa thuận hợp tác, đã có 216 sản phẩm nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm OCOP, tiểu thủ công nghiệp và thảo dược… được lên sàn TMĐT Postmart.vn.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục phối hợp với Bưu điện tỉnh hướng dẫn đăng ký được 685 tài khoản và đưa thêm 36 sản phẩm đủ điều kiện, tiêu chuẩn lên sàn TMĐT Postmart.vn. Qua đó, giúp các hộ sản xuất, HTX nông nghiệp có thêm nhiều cơ hội để kết nối, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Với những hỗ trợ thiết thực, tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng TMĐT, tỷ lệ HTX nông nghiệp có hoạt động TMĐT, ứng dụng nông nghiệp thông minh và tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi trang trại quy mô vừa, lớn ứng dụng công nghệ số trong sản xuất trên địa bàn tỉnh đang từng bước được nâng cao.
Đặc biệt, đầu năm 2023, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án CĐS ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 -2025, định hướng đến năm 2030.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục các hoạt động tuyên truyền, thay đổi nhận thức; nghiên cứu, thử nghiệm, chuyển giao, áp dụng các mô hình, giải pháp nông nghiệp số phù hợp với điều kiện của tỉnh.
Đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích CĐS nông nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Trung ương, của tỉnh; xây dựng chính sách khuyến khích các tổ chức, người dân và doanh nghiệp tham gia thực hiện CĐS ngành nông nghiệp và nông thôn.
Phấn đấu đến năm 2025, 10% số hộ sản xuất nông nghiệp quy mô sản xuất nông sản hàng hóa được đào tạo, tập huấn kỹ năng số; 30% các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất hàng hóa được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an toàn thông tin.
Theo Nguyễn Hường (Báo Vĩnh Phúc)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)