"Điều chúng ta cần bây giờ không phải là cải thiện học thuyết hạt nhân mà là nâng cấp Oreshnik. Bởi vì, nếu nhìn vào thực tế, với một số lượng đủ lớn các hệ thống hiện đại này, chúng ta sẽ gần như không cần sử dụng vũ khí hạt nhân", Tổng thống Putin tuyên bố tại cuộc họp của Hội đồng Phát triển Xã hội Dân sự và Nhân quyền Nga hôm 10/12.
Tổng thống Putin cho biết, Nga không thắt chặt mà đang nâng cấp học thuyết hạt nhân, liên quan đến những cập nhật gần đây về học thuyết hạt nhân của nước này. Ông giải thích rằng Nga cần cải thiện hệ thống tên lửa mới hơn là học thuyết hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Nga đã cảnh báo việc sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp sẽ "thay đổi đáng kể bản chất" của cuộc xung đột ở Ukraine. Ông cũng nhấn mạnh các hệ thống vũ khí tinh vi như vậy không thể được vận hành nếu không có sự tham gia trực tiếp của lực lượng NATO.
Vào tháng 11, Nga đã chính thức sửa đổi học thuyết hạt nhân, hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân. Theo tài liệu này, Moscow có quyền triển khai kho vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường nếu cuộc tấn công đó gây ra "mối đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền và/hoặc toàn vẹn lãnh thổ của Nga".
Học thuyết hạt nhân được cập nhật nêu rõ rằng, một cuộc tấn công của một quốc gia bên ngoài không có vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng được một cường quốc hạt nhân hậu thuẫn, vào Nga cũng bị coi là một cuộc tấn công chung vào Nga.
Vào tháng 11, Nga đã phóng tên lửa Oreshnik vào thành phố Dnipro của Ukraine để đáp trả các vụ tấn công của Kiev bằng vũ khí tầm xa của phương Tây vào Nga. Oreshnik được cho là có tầm bắn 3.000-5000km.
Tổng thống Putin ngay sau đó cho biết đây là tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới được thử nghiệm trong điều kiện tác chiến. Tên lửa này có tốc độ gấp 10 lần âm thanh, khiến nó gần như không thể đánh chặn.
Ông nói thêm, Oreshnik có khả năng mang nhiều đầu đạn, bao gồm cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa có thể nhắm mục tiêu vào những công trình được bảo vệ tốt, nằm sâu trong lòng đất, giúp nó trở nên hiệu quả trước các mục tiêu kiên cố như boong-ke.
Mặc dù không phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng Oreshnik vẫn có khả năng gây ra sự hủy diệt lớn mà không cần sử dụng năng lượng hạt nhân.
Việc Nga sử dụng hệ thống tên lửa thử nghiệm này chống lại Ukraine gần như chắc chắn nhằm đưa ra thông điệp chiến lược sau khi Ukraine sử dụng tên lửa của phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) Valentina Matviyenko nhấn mạnh, phương Tây chắc chắn đã nhận được thông điệp từ vụ phóng Oreshnik cùng các tuyên bố của Tổng thống Putin.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)