Khi các quốc gia triển khai 5G thì nhu cầu sử dụng tần số sẽ tăng đột biến,ầusửdụngtầnsốsẽtăngđộtbiếnkhitriểxem kèo online cả ở những băng tần thấp và băng tần cao. Do đó, việc chuẩn bị băng tần cho 5G được xem là vấn đề quan trọng, thông tin này được nhiều chuyên gia quốc tế chia sẻ tại Hội thảo quốc tế “Quản lý tần số đối với vô tuyến băng rộng và IoT” do Cục Tần số Vô tuyến điện tổ chức tại Hà Nội.
Châu Âu đang thử nghiệm 5G
Ông Gilles Bregant, Cục trưởng Cục Tần số Pháp chia sẻ kinh nghiệm về việc Pháp chuẩn bị thế nào cho 5G và chờ đợi hi vọng gì từ 5G. Theo đó, cơ quan quản lý tần số ở Pháp có trách nhiệm đảm bảo tần số được sử dụng một cách phù hợp nhất để các doanh nghiệp chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp mới, làm sao cho tần số được sử dụng hiệu quả nhất. Đồng thời, cơ quan quản lý tần số cũng phải đảm bảo việc sử dụng tần số của người dân đạt chất lượng dịch vụ cao, tần số được quản lý và sử dụng với mức chi phí phải chăng.
Ông Gilles Bregant nhấn mạnh, các quốc gia phải rất cẩn thận về xây dựng chính sách trước khi triển khai 5G. Đồng thời, cần theo dõi kỹ phản ánh của người dùng về việc trải nghiệm dịch vụ 4G như thế nào. Khi các nước triển khai 4G có nhiều người phàn nàn về vùng phủ 4G chưa được tốt. Trên thực tế không phải người dùng di động nào cũng có smartphone song những người dùng smartphone yêu cầu họ đi đến bất cứ đâu cũng phải dùng được 4G. Đây là một thách thức đối với các nhà mạng triển khai 4G cũng như 5G. Dịch vụ 5G được kỳ vọng có độ tin cậy phải cao, ở mức siêu tin cậy, độ trễ phải rất thấp, 5G có độ phủ cao nên gần như không có độ trễ.
Ông Gilles Bregant cũng cho rằng, việc học tập châu Âu rất quan trọng. Dù theo hướng nào thì việc sử dụng băng tần cần trung lập về công nghệ để có thể chuyển đổi công nghệ dễ dàng. Hiện tại, băng tần 2,6Ghz được nhiều nước coi như là một băng tần tiên phong để thực hiện 5G. Châu Âu cũng đặt mục tiêu trước 2020 có được băng tần trên 24Ghz để triển khai 5G nhanh chóng, các thành viên châu Âu đều được hưởng lợi về chính sách phổ tần. Trong tương lai, băng tần 2,6Ghz sẽ là băng tần tự do chứ không cố định. Việc triển khai dịch vụ ở châu Âu đòi hỏi tính bảo mật rất cao, phải đảm bảo bảo mật cả vệ tinh. Băng tần 2,6Ghz chia sẻ đường kết nối với dịch vụ cố định ở đó, tăng cường tính sẵn sàng về mặt sử dụng cho người dân.
Để tránh việc mâu thuẫn trong việc sử dụng băng tần cho 5G, châu Âu có phương châm hành động tập trung vào tần số 2,6Ghz cho 5G và chuẩn bị những tần số cao hơn để báo cáo trong Hội nghị WRC 2019.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)