![]() |
Nhiều ý kiến cho rằng,Đãđếnlúcnóilờichiatayvớxem trực tiếp bóng đá hôm giải pháp hợp lý nhất hiện nay với S-Fone là tuyên bố phá sản. |
>> Cựu nhân viên S-Fone Hà Nội treo biểu ngữ đòi SPT trả nợ/ S-Fone "cho" thuê bao ngoài vùng phủ sóng
S-Fone đã chết lâm sàng
Ngày 17/1/2013, nhiều cựu nhân viên của S-Fone chi nhánh Hà Nội đã treo biểu ngữ trước Chi nhánh SPT Hà Nội đòi lãnh đạo SPT phải trả nợ lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp. Trước sự viên này, ông Nguyễn Phi Long, Phó Tổng giám đốc của SPT nói rằng ông chỉ nhận công việc này 2 tuần nay và hứa sẽ giải quyết các vấn đề của người lao động. Nhiều cựu nhân viên của S-Fone phản ánh SPT đã nợ khoảng 5 tháng lương của người lao động. Ngoài ra, SPT còn nợ bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp... của nhân viên nhiều năm nay. Chia sẻ với BĐVN, những cựu nhân viên của S-Fone cho biết, các lãnh đạo của SPT đã hứa rằng sẽ chi trả các khoản này nhiều lần nhưng họ liên tục thất hứa. Trước đó tại một số nơi như Đà Nẵng, các cựu nhân viên của S-Fone cũng tụ tập đòi SPT trả lương và bảo hiểm cho người lao động.
Một lãnh đạo S-Fone cho hay là việc nợ lương, bảo hiểm của nhân viên là vấn đề rất khó giải quyết hiện nay vì bản thân SPT đang rất khó khăn. Trước đó, SPT đã làm việc với Tổng liên đoàn Lao động và Bảo hiểm xã hội, sau đó đã hứa mỗi tháng sẽ trả 1 tỷ đồng tiền bảo hiểm cho người lao động nhưng cũng không thực hiện được. “Hầu hết lãnh đạo S-Fone đã nghỉ việc vì vậy lời đề nghị SPT trả tiền lương, bảo hiểm… cho người lao động không mấy ý nghĩa bởi công ty mẹ cũng quá khó khăn”, vị lãnh đạo này nói.
Trao đổi với BĐVN, ông Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Chi nhánh S-Fone Hà Nội cho biết: "Cách đây 1 năm tôi đã chủ động nói với người lao động rằng ai đi được đâu thì nên đi vì không khả năng giữ họ ở lại". Cũng theo ông Vũ Tuấn Anh, hệ thống mạng của S-Fone ở Hà Nội và Đà Nẵng đã dừng hoạt động và chỉ còn hoạt động cầm chừng ở TP.HCM. Hiện tại, ở Hà Nội còn khoảng 20 người làm việc tại gia, sắp tới S-Fone cắt tiếp, chỉ giữ lại khoảng 5 người lo các công việc tồn đọng.
“Cách đây mấy năm S-Fone đã từng rơi vào tình trạng rất khó khăn nhưng anh em nỗ lực vượt qua để tìm đối tác đầu tư. S-Fone cũng xin chuyển đổi công nghệ nhưng thị trường quá khó khăn và chưa có đối tác đầu tư. Hiện văn phòng ở Hà Nội đã bị niêm phong do không trả được nợ. Không được làm việc tại văn phòng nhưng khoản tiền thuê hàng tháng vẫn tiếp tục là khoản nợ. Tôi nghĩ trong vòng 1 - 2 tháng nữa phải có hướng giải quyết nào đó cho S-Fone”, ông Tuấn Anh chia sẻ.
Một lãnh đạo của SPT nhận định, việc SPT cầm cự mạng S-Fone đến thời điểm này là quá nỗ lực. “Vào thời điểm phát triển mạnh nhất thì S-Fone mới hòa vốn. Còn sau đó mỗi tháng SPT đều phải bơm vài chục tỷ để nuôi S-Fone. Với tình trạng đó thì không một tập đoàn kinh tế nào có thể gánh nổi kể cả như VNPT”, vị lãnh đạo này nói.