Trên trang facebook cá nhân của mình,ủtịchĐHFPTTổchứcthinhưhiệnnaylàgiếtgàdùngdaomổtrâbóng đá kết quả ý TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) trường Đại học FPT vừa đưa ra một số con số thống kê đáng suy ngẫm về kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
Cụ thể, theo thống kê được ông Lê Trường Tùng đưa ra trên cơ sở phân tích dữ liệu điểm thi, trong năm 2018 - năm thứ tư kỳ thi THPT Quốc gia được tổ chức vừa lấy kết quả xét tốt nghiệp, vừa là căn cứ để các trường tuyển sinh đại học, cao đẳng, nếu xét tốt nghiệp chỉ dựa vào điểm thi của thí sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia thì tỷ lệ tốt nghiệp toàn quốc chỉ là 46,38%.
Cũng theo ông Tùng, Top 10 trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao nếu chỉ dựa vào kết quả kỳ thi THPT (không cộng điểm học bạ) lần lượt là Nam Định (67,62%), Hà Nam (64,79%), Ninh Bình (64,57%), TP.HCM (62,45%), An Giang (61,99%), Vĩnh Phúc (61,71%), Bình Dương (61,06%), Hải Phòng (59,11%), Bạc Liêu (57,69%) và Hải Dương (56,53%). Mười địa phương có tỷ lệ tốt nghiệp THPT thấp nhất nếu chỉ dựa vào kết quả thi THPT, không cộng điểm Học bạ gồm có: Sơn La (12,71%); Hà Giang (14,14%), Hòa Bình (22%), Lai Châu (25,35%), Yên Bái (27,27%), Đắk Nông (28,06%), Quảng Bình (28,56%), Tuyên Quang (28,76%), Cao Bằng (29,58%) và Lạng Sơn (30,27%).
TS Lê Trường Tùng còn cho biết, với kỳ thi “2 trong 1” năm 2018, chỉ còn 25,45% các trường đại học dựa hoàn toàn vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia để tuyển sinh.
Những số liệu thống kê mới được TS Lê Trường Tùng đưa ra đã thêm một lần nữa minh chứng cho quan điểm của ông cho rằng vai trò kỳ thi THPT ngày càng hạn chế cả ở khía cạnh xét tốt nghiệp phổ thông lẫn khía cạnh xét tuyển đại học và đã đến lúc cần xem xét lại tính hợp lý của kỳ thi này.
(责任编辑:La liga)