Phát biểu tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước sáng nay của Bộ TT&TT (10/3/2014),ổnggiámđốcVNPTĐiệnthoạicốđịnhvẫntiếptụcgiảtruc tiep bong da keo nha cai ông Trần Mạnh Hùng cho biết, dịch vụ điện thoại cố định của VNPT đang tiếp tục sụt giảm. Hiện VNPT vẫn chưa đưa ra con số sụt giảm thuê bao điện thoại cố định là bao nhiêu, nhưng theo một công bố của doanh nghiệp này hồi năm ngoái thì doanh thu dịch vụ cố định của VNPT giảm khoảng 10%.
Theo công bố trong Sách trắng về CNTT-TT Việt Nam 2013, VNPT đang dẫn đầu về thị phần điện thoại cố định. Cụ thể, về dịch vụ điện thoại cố định, VNPT vẫn chiếm thị phần cao nhất (75,4%) tăng 68,8% so với năm 2011. Tiếp đó là Viettel (22,96%), tăng 22,3%; FPT Telecom (0,23%); SPT (1,21%); VTC (0,06%).
Trước đó, ông Vũ Tiến Dương, Phó Ban Kinh doanh của VNPT cho biết, vào thời điểm cực thịnh, VNPT có tới 13 triệu thuê bao điện thoại cố định. Thế nhưng, với xu thế không thể cưỡng nổi là di động lên ngôi thì điện thoại cố định đang rơi vào tình trạng bĩ cực bởi có quá nhiều thuê bao "dứt áo ra đi". Trong khi đó, các thuê bao "trung thành" với mạng cố định lại sử dụng dịch vụ này cầm chừng chủ yếu mang tính chất dự phòng trong hộ gia đình. Hiện VNPT chỉ còn khoảng hơn 5 triệu thuê bao cố định và chưa thể dự báo được sẽ giảm tiếp đến mức độ nào. Trả lời ICTnews ngày 10/2, ông Vũ Tiến Dương xác nhận việc điện thoại cố định của VNPT đang sụt giảm nhưng hiện chưa có con số thống kê cụ thể.
Năm ngoái, phía VNPT cho biết doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao điện thoại cố định cũng giảm mạnh. Năm 2013, doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao điện thoại cố định của VNPT đạt khoảng 40.000 đồng/tháng. Nhưng doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao điện thoại cố định chỉ còn có 33.000 đồng/tháng. Như vậy, mỗi thuê bao chỉ gọi khoảng 13.000 đồng/tháng, còn lại 20.000 đồng là cước thuê bao.
Theo tính toán của VNPT hồi năm ngoái, bình quân mỗi phút gọi nội hạt có giá thành là 650 đồng, trong khi họ đang phải bán cho khách hàng là 400 đồng/phút. Vậy là, cứ mỗi phút gọi nội hạt VNPT phải bù lỗ 250 đồng.