Vì con bệnh nên là có quyền nhõng nhẽo,ợmácảđờimáơbxh uefa nations league và má cũng “rộng tay” hơn để mua tô bánh canh sáng cho con ăn. Đổi lại ngày hôm đó má phải “nát óc” nghĩ làm sao vun vén được bữa ăn trưa và ăn tối cho 9 miệng ăn trong nhà.
Ngày xưa, con nhớ mình đã cảm động đến mức nào khi nửa đêm gặp ác mộng, con thức giấc, thì cũng gần như ngay lập tức nghe má bảo: “Không sao đâu con, có má ở đây nè, con ngủ lại đi!”. Và rồi con ngủ lại trong cảm giác yên tâm là mình không phải sợ bất cứ điều gì nữa khi đã có má ở bên cạnh. Ngày xưa, con nhớ mình chưa bao giờ biết nói cảm ơn má. Trong suy nghĩ của con, mọi thứ giống như sự tự nhiên, chuyện má cho con thứ gì đó, điều gì đó là đương nhiên. Con vì thế mà cứ thoải mái đón nhận. Như khi tan trường về nhà đến giờ cơm trưa là có cơm ăn, khi bệnh thì có sẵn thuốc nơi đầu giường để uống, khi con vòi vĩnh thì sau một hồi trách mắng má cũng cho… Ngày xưa, con nhớ có lúc con đã nghĩ mình sẽ phải cố gắng học thật giỏi để sau này có cơ hội giúp gia đình. Có thể giúp má có cuộc sống nhẹ nhàng việc cơm áo và bớt lo nghĩ hơn. Ngày xưa, thú thật, con đã từng nghĩ con có thể trả được cái ơn mà ba má đã sinh ra con, đã nuôi dưỡng con, cho con một lựa chọn để bước vào đời… Con đã nghĩ như thế! … Cho đến khi con thực sự vào đời. Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng là một “cuộc chiến sinh tồn” với mảnh đất mà con chọn để lập nghiệp khi rời xa quê nhà. Con sợ nếu mình dừng lại mình sẽ không thể nào bắt kịp người khác. Con sợ nếu mình không lao về phía trước thì một ngày nào đó không xa con sẽ trở thành người đứng bên rìa của dòng chảy cuộc sống. Số lần con về quê thăm ba má trong một năm đếm không quá năm đầu ngón tay, có khi một năm chỉ về quê đúng một lần vào dịp Tết… Rồi con lập gia đình, rồi con có con. Và chỉ ngay sau đêm đầu tiên con ngủ cùng với con trai của con (cháu nội của má), con mới biết mình sai… Vì con biết mình sẽ không còn nhiều cơ hội để trả nợ cho má. Món nợ sinh thành và dưỡng dục đó chắc chắn cả đời này, dù có muốn, con cũng không thể trả nổi. Vì giờ, con biết mình đã phải dành quá nhiều thời gian cho con trai của con. Con biết lúc nửa đêm con trai con thức giấc vì mộng mị thì con phải làm gì để con ngủ ngon. Con biết những ngày con trai con đau ốm, con phải làm gì để cho con trai chịu uống thuốc, chịu ăn… Con biết mình phải bỏ dở công việc ngay lập tức để đến trường đón con vì cô giáo thông báo con bị sốt cao. Con biết mình phải hoãn lại những cuộc họp vì con trai của con đang cần con nghỉ làm để ở bên cạnh, để con cảm thấy yên tâm trong những lúc hoảng sợ vì bệnh tật… Vì giờ, con biết mình lo lắng cho con trai, chăm sóc cho con trai mà không bao giờ trong lòng có suy nghĩ rằng đến một lúc nào đó con trai con sẽ trả ơn. Con làm tất cả những điều đó vì đó là con trai con. Vì đó là con trai con! Cũng như vì con là con trai của má! Con nhận ra má chưa bao giờ đòi hỏi con phải làm bất cứ thứ gì để báo hiếu cho ba má. Má chưa bao giờ than mệt với con dù sau nhiều đêm thức trắng lo cho con. Má lúc nào cũng nhường phần ngon cho anh em con vì má nói không thích ăn những phần đó. Má cặm cụi ngồi may áo len cho anh em con ngay trong những ngày mùa hè để mùa đông về thì sẽ có ngay áo ấm mặc. Má không sợ nước mắt, không sợ đau ốm… chỉ sợ con mình không có được một tuổi thơ đầy đủ để sau này có thể làm một người tốt. Con xin lỗi, nhưng con chắc chắc sẽ không thể trả nợ được cho má. Cũng như con tin rằng má sẽ không bao giờ trả nợ được cho ngoại. Con trai con cũng sẽ không bao giờ trả nợ được cho con. Cái nợ của ơn nghĩa sinh thành. Những món nợ yêu thương vì thế sẽ cứ tiếp nối, phải không má của con! Sau 8 tập thơ trải lòng mình với độc giả và xây dựng được thương hiệu nhà thơ bestseller hiếm hoi trên thị trường xuất bản Việt Nam, Nguyễn Phong Việt vừa ra mắt tản văn "Chúng ta sống có vui không?". Với tác phầm này, anh đưa đến một luồng gió mới với những câu chuyện về cuộc sống, công việc, cách đối diện với những biến cố, mất mát trong cuộc sống, những gấp khúc của một gia đình… Được sự đồng ý của Nguyễn Phong Việt, VietNamNet xin trích đăng một số bài viết của anh trong tản văn này. |