Sáng ngày 10/4/2019,ĐàNẵngcôngbốđềánxâydựngthànhphốthôsoi kèo new zealand Sở TT&TT Đà Nẵng tổ chức hội thảo công bố đề án “ Xây dựng thành phố thông minh tại Đà Nẵng”. Có khoảng 200 đại biểu là các chuyên gia từ các Bộ, Ngành, các doanh nghiệp, nhà đầu tư, đối tác nước ngoài tham dự.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng: Đà Nẵng cũng như nhiều thành phố khác trên thế giới đã và đang cố gắng, nỗ lực hết mình trong phương pháp tiếp cận việc triển khai xây dựng thành phố thông minh, nhằm chuyển quản lý đô thị và cung cấp dịch vụ công từ truyền thống sang tự động dựa trên khoa học và công nghệ, đặc biệt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
"Việc triển khai đề án Xây dựng thành phố thông minh là một nội dung quan trọng thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Trong đó, mục tiêu đến năm 2030, thành phố Đà Nẵng hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết hợp đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN. Xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại, năng động, sáng tạo, thông minh, phát triển theo hướng kinh tế tri thức; là trung tâm khởi nghiệp - đổi mới - sáng tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển vùng, là trung tâm kinh tế đóng vai trò động lực tăng trưởng và phát triển của vùng duyên hải miền Trung - Tây Nguyên”, ông Lê Trung Chinh nhấn mạnh.
Sở TT&TT Đà Nẵng ký kết hợp tác với các doanh nghiệp trong việc xây dựng thành phố thông minh |
Theo ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng: Khung kiến trúc tổng thể thành phố thông minh đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt, xác định 6 trụ cột trên cơ sở mô hình khung kiến trúc ứng dụng CNTT&TT bao gồm: quản trị thông minh; kinh tế thông minh, giao thông thông minh; môi trường thông minh; đời sống thông minh và công dân thông minh.
"Xây dựng thành phố thông minh Đà Nẵng bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ nay đến năm 2020 thực hiện sẵn sàng hạ tầng, nền tảng và dữ liệu thông minh. Tổng kinh phí thực hiện 939 tỷ đồng, trong đó, thu hút đầu tư từ hình thức hợp tác công-tư (PPP) chiếm 550 tỷ đồng, doanh nghiệp đầu tư 46 tỷ đồng. Giai đoạn 2 từ năm 2021-2025 thực hiện thông minh hóa các ứng dụng với tổng kinh phí 1.191 tỷ đồng. Trong đó, vốn PPP chiếm 700 tỷ đồng, vốn vay ODA chiếm 150 tỷ đồng, doanh nghiệp đầu tư 36 tỷ đồng. Giai đoạn 3 từ năm 2026-2030 thực hiện thông minh hóa các ứng dụng CNTT trên cơ sở tổng kết hoạt động giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh 3 giai đoạn chính của dự án, giai đoạn 2026-2030 thành phố sẽ đầu tư tiếp tục các dự án nhằm phổ biến các ứng dụng thông minh đến cộng đồng, doanh nghiệp, chính thức trở thành thành phố thông minh", ông Thanh cho biết thêm.
Bà Phạm Thị Mỹ Linh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã có những đề xuất để Đà Nẵng xây dựng Thành phố thông minh. Theo đó, Đà Nẵng cần đảm bảo tính liên thông, liên vùng trong việc triển khai chính quyền điện tử và thành phố thông minh; sự chia sẻ dữ liệu của các Bộ, ngành Trung ương; sự đồng bộ từ lãnh đạo cao cấp đến chuyên viên để hệ thống thống nhất về dữ liệu, không tắc về quy trình.
Đưa ra một số tồn tại, thách thức trong việc xây dựng đô thị thông minh của Đà Nẵng, TS Trần Ngọc Linh, Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng: Xây dựng đô thị thông minh là lĩnh vực phức tạp, đa ngành nhưng chúng ta chưa có đủ cơ chế, chính sách đồng bộ đi kèm. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, xuống cấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng của người dân; cơ sở dữ liệu còn mỏng, phân tán, chưa số hóa và liên ngành…
(责任编辑:La liga)