Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS) vừa bầu chọn 74 viện sĩ mới. Đây là số viện sĩ được bầu chọn nhiều nhất trong lịch sử,ệtNamcóhaigiáosưđượcbầulàviệnsĩViệnHànlâmKhoahọcThếgiớcược nhà cái nâng tổng số thành viên của viện này lên 1.444 người.
Hai nhà khoa học Việt Nam được bầu chọn làm viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới lần này là GS.TS Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM.
GS.TS Nguyễn Thế Hoàng sinh năm 1965, quê quán ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ông được phong học hàm phó giáo sư năm 2006, nhận học vị tiến sĩ khoa học năm 2008 và phó giáo sư của Trường ĐH Tổng hợp Munich năm 2009. Năm 2018, ông nhận học hàm giáo sư.
Ông là tác giả chính của hơn 100 công trình nghiên cứu đã được đăng trong các tạp chí trong nước và quốc tế, chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ. Năm 2020, ông thực hiện ca ghép tay đầu tiên từ người hiến tặng còn sống.
GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai sinh năm 1974, quê Quảng Ngãi. Bà tốt nghiệp ngành Hóa học của Trường ĐH Tổng hợp (nay là Trường ĐH Khoa học Tự nhiên). Sau đó, bà lấy bằng tiến sĩ chuyên ngành Hóa dược tại Trường ĐH Y Dược Toyama, Nhật Bản. Bà được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư năm 2014, giáo sư năm 2021.
Trong 10 năm đầu sau tiến sĩ, bà chủ yếu tập trung nghiên cứu lĩnh vực phát hiện thuốc từ dược liệu Việt Nam. Gần đây, nữ giáo sư tiếp tục triển khai một số nghiên cứu ứng dụng, hoàn thành 2 sản phẩm hỗ trợ chữa ung thư đường tiêu hóa và viêm khớp từ dược liệu trong nước. Tính đến nay, GS Mai đã có hơn 80 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Bà được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2021 dành cho nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
Giáo sư 30 tuổi về nước cống hiến nhận giải Nhà khoa học xuất sắc nhất thế giớiTRUNG QUỐC - Sau 2 năm về nước cống hiến, mới đây, GS Nhan Ninh đã nhận được thông báo là một trong 5 'Nhà khoa học nữ xuất sắc nhất thế giới' năm 2024.