Hai đại diện của CNV Holdings gọi vốn tại Shark Tank |
Xuất hiện trong tập 10 của Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank) mùa 4 vừa phát sóng,ạoứngdụngchămsóckháchhàngđanềntảnggọivốnthànhcôcâu lạc bộ bóng đá brentford nền tảng tạo mobile app cho doanh nghiệp CNV Holdings được đánh giá đi theo đúng xu hướng và gây hứng thú với các Shark.
CNV Loyalty được giới thiệu là nền tảng tạo mobile app (ứng dụng trên thiết bị di động) cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp kiến tạo khách hàng trung thành.
Nam Nguyễn, Giám đốc tăng trưởng của CNV cho biết, một vấn đề của doanh nghiệp trong giai đoạn Covid là chăm sóc khách hàng cũ khi không biết khách hàng của mình là ai, không có kênh giao tiếp, không tận dụng được khách hàng cũ đã mua sản phẩm rồi có thể mua sản phẩm mới. “Điều đó rất là lãng phí”, đại diện này cho biết.
Giải pháp của CNV Loyalty có thể triển khai trên nhiều thiết bị khác nhau, từ mobile app đến POS quẹt thẻ. Để tiếp cận nhiều hơn với khách hàng, CNV ra mắt sản phẩm trên nền tảng có người dùng lớn nhất hiện nay là Zalo và cả giải pháp trên Facebook. Khách hàng chỉ cần lên Fanpage là có thể kích hoạt tính năng bảo hành.
Theo đại diện CNV, các khách hàng bình thường có thể lên Zalo của doanh nghiệp để xem chương trình ưu đãi, có thể mua hàng trực tiếp trên Zalo, mua qua ứng dụng doanh nghiệp hoặc lên Facebook, Fanpage của doanh nghiệp cũng hưởng những chương trình ưu đãi tương tự.
Chia sẻ về bức tranh tài chính, Nam Nguyễn cùng Phú Nguyễn, Nhà điều hành CNV Holdings cho biết, có hơn 500 thương hiệu đã kích hoạt sử dụng. CNV hiện có 3 mô hình thu tiền là bán phần mềm – bán giải pháp chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp; mô hình subscription (thuê bao) thu phí theo từng năm; mô hình transition (chuyển đổi) thu phí trên từng giao dịch.
Hiện tại CNV đã đi đến mô hình thứ 2 là subscription. Nhà điều hành CNV Holdings tự tin cho biết, đã bắt đầu triển khai giải pháp này từ tháng 3/2020 và nhanh chóng có doanh thu ngay trong mùa dịch. 4 tháng đầu năm 2021, doanh thu của CNV đạt gần 7 tỷ và đã vượt qua điểm hòa vốn với lợi nhuận khoảng 16%, tương đương hơn 1 tỷ.
Với mô hình subscription, năm đầu tiên khách hàng sẽ trả chi phí triển khai khoảng 50 triệu. Họ được miễn phí chi phí hạ tầng và từ năm thứ 2 trở đi sẽ trả phí 20 triệu/năm. Theo thống kê, trung bình mỗi khách hàng của CNV đưa được 8.000 – 10.000 khách hàng lên hệ thống loyalty (chăm sóc khách hàng) thì sẽ phát sinh được từ 20 – 40 đơn trên hệ thống.
Phú Nguyễn chia sẻ CNV trước đây cung cấp dịch vụ thuê ngoài để nuôi sản phẩm và hiện tại đã dừng hẳn dịch vụ này. Trong vòng gọi vốn trước vào tháng 9/2020, CNV đã được đầu tư 11 tỷ, tương đương 30% cổ phần, định giá pre-money khoảng 20 tỷ.
“Tụi em có con “át chủ bài” là loyalty nhúng vào các nền tảng mạng xã hộ) là Zalo và Facebook. Tụi em mới bán vào tháng vừa rồi. Tháng vừa rồi tụi em cho khách hàng pre-order, trả tiền trước nhận sản phẩm sau. Tụi em đã bán đượchơn 100 khách hàng”, Phú Nguyễn giải thích.
Giải đáp thắc mắc của Shark Hưng và Shark Louis về rào cản sản phẩm, Phú Nguyễn cho biết, CNV có đội ngũ kỹ thuật đông và tập trung thay đổi mỗi ngày. Anh chia sẻ rằng mình đang có kế hoạch như người dùng của các doanh nghiệp đổi điểm trong mạng lưới CNV tạo ra.
Nhà điều hành CNV Holdings cho rằng, hiện ở Việt Nam đa số các doanh nghiệp chọn con đường tạo ra app bán hàng hoặc tạo ra nền tảng tracking (theo dõi), phân tích hành vi dữ liệu người dùng. “Họ chỉ có một thứ thôi. Khi bọn em làm cái này từ ngày đầu là làm cả hai. Không chỉ là làm một cái mobile app là xong mà hệ thống ở phía dưới để lắng nghe, thấu hiểu khách hàng. Từ đó mới giúp doanh nghiệp bán hàng dựa trên hành vi mua hàng của khách hàng”.
Đại diện Startup cũng cho biết, khi ra mắt loyalty trên các nền tảng mạng xã hội, các đối tác tự tìm đến và muốn bán hàng cho CNV. Hiện tại CNV có đối tác gần 1.000 người hỗ trợ bán hàng và họ được nhận từ 15 – 30% hoa hồng.
Đại diện nền tảng này cho hay đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025 triển khai 100.000 doanh nghiệp ở Việt Nam và thuộc Đông Nam Á. Đồng thời doanh nghiệp của anh cũng có kế hoạch IPO rõ ràng vào năm 2025 khi đạt được định giá 100.000 triệu USD.
Để thực hiện được mục tiêu đó, CNV sẽ cung cấp giải pháp loyalty có thể phủ thị trường và có các mô hình chuyển đổi. “Tụi em có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu bằng các giải pháp phân tích và theo dõi hành vi mua hàng của khách hàng phía dưới, sau đó tạo kịch bản mua cho khách hàng... giúp khách hàng của doanh nghiệp mua 1 năm nhiều lần hơn và luôn nhớ đến sản phẩm”, Phú Nguyễn cho hay.
Nhận xét về mô hình này, Shark Bình cho rằng, startup đang chuyển đổi số về mặt bán hàng, giúp tăng thêm năng lực cạnh tranh của các thương hiệu Việt và muốn mở rộng ra Đông Nam Á. Tuy nhiên, Shark Bình không đầu tư vì đã có đơn vị trong hệ sinh thái của mình đầu tư cho Startup này.
Shark Hưng quyết định đầu tư cho Startup này |
Hứng thú với mô hình này, Shark Hưng cho biết: hiện đang có vài chục ngàn nhân viên kinh doanh và hàng ngàn công ty thành viên, công ty liên kết làm việc trong hệ thống. Shark Hưng chia sẻ: “Cho đến thời điểm này đã có mấy trăm ngàn khách hàng và chúng tôi hướng đến phục vụ hàng triệu khách hàng trong vấn đề nhà cửa”. Shark Hưng cũng nhận định giải pháp của Startup tốt, hữu dụng và yêu thích năng lượng, sự nhiệt huyết của startup nên đề nghị đầu tư thẳng 250.000 USD cho 15% cổ phần.
Cuối cùng startup quyết định nhận đầu tư của Shark Hưng với 250.000 USD cho 10% cổ phần.
Duy Vũ
CEO E Link Gate cho biết sản phẩm “100% made in Việt Nam, designed by Việt Nam” và tự tin “có thể ăn lớn hơn các công ty TeamViewer”. Ý tưởng này cũng được nhận vốn đầu tư tại Shark Tank.