Tham dự diễn đàn có Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm,ệtNamcómôitrườngđầutưcôngnghệsốổnđịnhminhbạchvàcôngbằsoi kèo tottenham vs brighton cùng các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp công nghệ số trong và ngoài nước.
Diễn đàn gồm 3 phiên: Chính sách thúc đẩy đầu tư số của Việt Nam trong kỷ nguyên số; Tiềm năng và cơ hội đầu tư số tại Việt Nam; Kết nối xây dựng hệ sinh thái đầu tư số.
Tại phiên thứ nhất, các đại biểu đã chia sẻ về hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam. Theo đó, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu đạt 150 tỷ USD với 67.500 doanh nghiệp, trong đó có 1.500 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam có nguồn nhân lực chất lượng cao, nằm trong tốp 10 thế giới về năng lực lập trình viên và là quốc gia đào tạo ra nhiều kỹ sư nhất. Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều chính sách ưu đãi về công nghiệp công nghệ số.
Phiên thứ hai, tập trung vào kết nối dịch vụ tài chính và công nghệ, điểm đến lý tưởng cho đầu tư công nghệ số tại Quảng Ninh và Bình Dương, kinh nghiệm cho đầu tư trong lĩnh vực công nghệ số và khuyến nghị cho Việt Nam.
Ở phiên thứ ba, các diễn giả và chuyên gia đã trao đổi, thảo luận về kết nối xây dựng hệ sinh thái đầu tư số.
Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số đang từng bước thay đổi thế giới theo cách chưa từng có, trở thành lực lượng sản xuất cơ bản, động lực chính trong dòng chảy kinh tế xã hội.
Theo số liệu của Bộ TT&TT, doanh thu công nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2024 ước đạt 152 tỷ USD. Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam quy tụ gần 54.000 doanh nghiệp đang hoạt động và phát sinh doanh thu, tạo ra việc làm cho hơn 1,8 triệu người lao động.
Hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã đầu tư và từng bước khẳng định vị thế tại thị trường nước ngoài. Với lực lượng doanh nghiệp công nghệ số đông đảo, Việt Nam có đủ điều kiện để xây dựng và làm chủ một hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số.
Đây là tiền đề vững chắc để hình thành nên một ngành sản xuất công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, động lực để thực hiện các đột phá chiến lược, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Việt Nam tự hào là một quốc gia đã và đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ số. Từ năm 2020 đến nay, Việt Nam đã thu hút gần 3 tỷ USD cho gần 1.000 dự án công nghệ số, đến từ trên 50 quốc gia.
"Đây là minh chứng rõ nét cho sức hút và triển vọng phát triển của ngành công nghệ số tại Việt Nam. Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Intel, Samsung, Apple, Amkor và nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đã và sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam. Các tập đoàn này còn cam kết sẽ tiếp tục đầu tư lớn tại Việt Nam trong thời gian tới", Thứ trưởng Phan Tâm phát biểu tại hội thảo.
Thứ trưởng Phan Tâm cho biết thêm, Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng để tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và sáng tạo, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ số.
Cũng trong sáng ngày 20/11 đã diễn ra hội thảo các khuyến nghị về chính sách và quy định để thúc đẩy tin cậy dịch vụ trong ASEAN; hội nghị quan chức phụ trách thông tin ASEAN. Đây là các hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động của Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam do Bộ TT&TT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức từ ngày 19 - 22/11.