Song song với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và mạng lưới Internet trong vòng một thập kỷ vừa qua là sự gia tăng không ngừng về số lượng cũng như mức độ ảnh hưởng của các cuộc tấn công mạng. Từ Stuxnet đến NotPetya,ựbáoxuhướngvềanninhmạgiải laliga tây ban nha WannaCry và một số loại mã độc khác, các cuộc tấn công đã trở nên phức tạp và tinh vi hơn nhiều.
Thiệt hại trung bình của một lần dữ liệu doanh nghiệp bị xâm nhập trái phép có thể lên đến 4 triệu USD, chính vì vậy, tăng cường an ninh bảo mật không gian mạng không còn là một lựa chọn, mà là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp.
Hàng năm, Microsoft chi hơn 1 tỷ USD cho các công tác phòng chống tội phạm mạng và hàng tháng, Microsoft scan hơn 470 tỷ email và 1,2 tỷ thiết bị nhằm tìm kiếm các malware và phishing. Qua đó, Microsoft đúc kết ra 5 xu hướng về an ninh mạng trong năm 2020.
Vũ khí mới: Trí tuệ Nhân tạo
Khả năng khai thác dữ liệu của AI đã giúp ích rất nhiều trong cuộc chiến chống tội phạm mạng, bao gồm khả năng nhận biết và phát hiện những bất thường nhanh chóng và triệt để hơn, từ đó xây dựng các biện pháp đối phó hiệu quả.
Tuy nhiên, không chỉ phục vụ cho mục đích tốt, AI có thể biến thành vũ khí lợi hại của những kẻ tấn công mạng trong việc tạo ra các phần mềm độc hại có thể dẫn tới thiệt hại nặng nề hơn. Đối với mã độc mới, chúng ta sẽ mất nhiều thời gian để phát hiện ra chúng hơn, và điều đó đồng nghĩa với việc các mã độc này có nhiều thời gian để gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.
Nhưng nếu chỉ dựa vào công nghệ thì người bảo vệ không thể đi trước đón đầu kẻ phá hoại. Các mã độc được tạo ra bằng AI sẽ dễ dàng tránh được các quy trình chống mã độc dựa trên các dấu hiệu đặc trưng truyền thống. Do đó, bên cạnh xây dựng AI phát hiện mã độc, Microsoft còn có hơn 3.500 chuyên gia bảo mật để theo dõi các cuộc xâm nhập. Bên cạnh đó, Microsoft cũng chủ động làm việc chặt chẽ với các cơ quan thực thi pháp luật nhằm xác định, can thiệp và ngăn chặn hoạt động của những tổ chức tội phạm tạo ra phần mềm độc hại.
Hợp tác để bảo vệ chuỗi cung ứng
Với hơn 75 tỷ thiết bị di động (bao gồm IoT) dự kiến được sử dụng trên toàn cầu vào năm 2020, các lỗ hổng như phần mềm cũ, thiết bị không bảo mật và tài khoản quản trị viên mặc định có thể tiếp tay cho những kẻ tấn công xâm nhập vào hệ thống. Bên cạnh đó, vào năm 2022 - hơn một nửa dữ liệu doanh nghiệp sẽ được tạo và xử lý ở vùng ngoại biên (edge), bên ngoài trung tâm dữ liệu hoặc đám mây.
Để chống lại nguy cơ này, các nhà cung cấp sẽ liên kết với nhau để bảo vệ khách hàng và chuỗi cung ứng của họ.
Trong tương lai, chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều sự hợp tác trên phạm vi rộng hơn và chính thức hơn. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp công nghệ sẽ đặt khách hàng lên hàng đầu, đồng thời hiểu được sự phức tạp của chuỗi cung ứng hiện đại.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)