Ngay từ những năm 1970-1980,ơhộilớnchocôngnghiệpbándẫnViệkết quả bóng đá giao cố giáo sư Trần Đại Nghĩa từng ấp ủ dự định xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn cho Việt Nam. Ông đã đặt mua dây chuyền sản xuất của hãng Thomson-CFS (tiền thân của Thales Group, Pháp), nhưng do cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ và vấn đề hậu cần lúc đó còn nhiều yếu kém, những nỗ lực của ông đã không thể mang lại kết quả như mong muốn.
Sau này, GS.TS Đặng Lương Mô (nhà khoa học người Việt có uy tín trong lĩnh vực vi mạch trên thế giới) cũng đưa ra nhiều đề xuất và dự án tâm huyết với mong muốn xâu dựng nền tảng cho ngành vi mạch nước nhà, nhưng thành quả vẫn chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn. Dù vậy, những thành tựu nghiên cứu của ông đã góp phần mở ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp vi mạch vốn còn non trẻ tại Việt Nam.
Từ nhu cầu liên tục gia tăng của chuỗi cung ứng toàn cầu, lĩnh vực bán dẫn ngày càng trở nên sôi động và đã trở thành lĩnh vực nhận được nhiều sự ưu ái. Nhất là khi các ngành sản xuất đang có xu hướng phát triển chậm lại do khan hiếm nguồn cung vi mạch như hiện nay, cơ hội mới cho Việt Nam đã mở ra và ngành công nghiệp bán dẫn được dự báo sẽ bước vào một “thời đại hoàng kim” mới.
Bán dẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã phát triển thành ngành công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia. Tổng kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này vào năm 2020 lên tới 95,8 tỷ USD, bằng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hiện Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính cả năm 2020, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 51,18 tỷ USD, giảm nhẹ 0,4% so với năm 2019. Trong đó xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Trung Quốc đạt 12,34 tỷ USD, tăng mạnh 48,8%; sang EU (28 nước) đạt 10,06 tỷ USD, giảm 18,6%; sang thị trường Mỹ đạt trị giá 8,79 tỷ USD, giảm 1,2%; sang Hàn Quốc đạt 4,58 tỷ USD, giảm 11% so với năm trước.
Với mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, trị giá xuất khẩu đạt 44,58 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2019. Cụ thể, thị trường Trung Quốc chiếm 11,09 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2019; thị trường Mỹ đạt 10,39 tỷ USD, tăng mạnh 71,7%; thị trường EU (28 nước) đạt 6,51 tỷ USD, tăng 28,7%; thị trường Hồng Kông đạt 4,19 tỷ USD, tăng 38,2%.
Trong đó chỉ tính riêng tháng 12/2020, trị giá xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,61 tỷ USD, tăng 4,6% so với tháng trước. Có mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 11,9%, các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã đạt 2,31 tỷ USD trong cùng kỳ. Đặc biệt là trong kỷ nguyên IoT (Internet vạn vật), nhu cầu của thị trường đối với ngành công nghiệp bán dẫn sẽ ngày càng trở nên bức thiết.
Kỷ nguyên IoT mở ra cơ hội mới cho ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam
Theo dự báo của Research And Markets, thị trường IoT trong công nghiệp (IIoT) toàn cầu dự kiến sẽ đạt 263,4 tỷ USD vào năm 2027, tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 16,7% trong giai đoạn 2019-2027. Với khoảng 7 tỷ thiết bị kết nối qua Internet trong 2 năm tới, con số này có thể tăng gấp nhiều lần vào năm 2025 theo nhận định của Tiến sĩ David Bray, Giám đốc điều hành People Centered Internet (Mỹ).
Tiến sĩ David Bray cũng cho rằng đây là cơ hội để Việt Nam nhảy vọt không chỉ ở Đông Nam Á mà còn cả trên thế giới ở lĩnh vực IoT, và ngành công nghiệp bán dẫn sẽ là nền tảng quan trọng bởi tất cả các thiết bị IoT đều phụ thuộc vào chip. Trong bối cảnh khủng hoảng chip toàn cầu như hiện nay, hàng loạt nhà máy bán dẫn đang tìm đường “tẩu thoát” khỏi Trung Quốc, Việt Nam có thể trở thành điểm đến lý tưởng cho các đại bàng công nghệ “làm tổ”.
Việt Nam là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư bán dẫn?
Tại Việt Nam, công nghiệp bán dẫn được coi là nền tảng hỗ trợ và đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu. Đây cũng là ngành kinh tế được Chính phủ xác định có sản phẩm nằm trong 9 sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 theo Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, và là phương thức quan trọng để chuyến hóa các thành tựu khoa học công nghệ thành hàng hóa thương mại có giá trị gia tăng cao.
Hiện nay, với sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0, thị trường bán dẫn ở các quốc gia đang phát triển cũng liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, Việt Nam được biết đến là một thị trường mới nổi ở khu vực châu Á, được các chuyên gia phân tích và doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao với nhiều tiềm năng phát triển. Sự gia tăng về lượng cầu tiêu dùng là nguyên nhân trực tiếp giúp các nhà máy bán dẫn Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút nguồn vốn FDI của nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian qua.
Trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2045, giao Bộ TTTT xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử – viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, hướng tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Trong đó, tập trung vào đề xuất các cơ chế, chính sách tập trung ưu tiên phát triển một số lĩnh vực: Phần mềm, nội dung số, phần cứng, điện tử – viễn thông ở trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; các cơ chế, chính sách nâng cao giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nội địa trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngành công nghiệp bán dẫn sẽ bước vào một “thời đại hoàng kim” mới?
Nhờ chính sách và hành lang pháp lý tạo điều kiện cho việc đầu tư và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, lĩnh vực vi mạch bán dẫn là ưu tiên hàng đầu, các khu công nghiệp và công nghệ cao tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Bắc Ninh và Bắc Giang…với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư.
Gần đây nhất, Công ty Intel Products Việt Nam (IPV, thuộc Tập đoàn Intel, Mỹ) đã nhận được Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh dự án với vốn đầu tư tăng thêm 475 triệu USD để xây dựng cơ sở sản xuất thử nghiệm và lắp ráp chip hiện đại nhất tại Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (SHTP); nâng tổng số vốn đầu tư của Intel vào Việt Nam đến thời điểm hiện tại lên tới 1,5 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE Complex (SEHC) vừa được chấp nhận chuyển đổi từ doanh nghiệp công nghệ cao sang doanh nghiệp chế xuất đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phụ trợ trong chuỗi cung ứng của Samsung, đặc biệt là doanh nghiệp ngành bán dẫn, đem lại giá trị thặng dư tốt hơn.
Hay dự án của Công ty SNST&Finger Vina (Hàn Quốc) có mục tiêu hoạt động thiết kế vi mạch điện tử tích hợp, với tổng vốn đầu tư gần 1 triệu USD đã đi vào hoạt động từ quý 1/2021. Nhờ đó, ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam ngày càng có nhiều lực đà phát triển mạnh để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trên toàn cầu như hiện nay.
Điệp Lưu
Muốn tái thiết chuỗi cung ứng bán dẫn tại Mỹ, chỉ tiền thôi là chưa đủ.