您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

Bài học chuyện chuyển đổi số quốc gia nhìn từ sự phát triển Internet Việt Nam_ket qua nhật

Ngoại Hạng Anh8558人已围观

简介Quy luật “cung – cầu” đã được xử lý tốt trong lĩnh vực InternetSau gần 23 năm, Internet đã phát triể ...

Quy luật “cung – cầu” đã được xử lý tốt trong lĩnh vực Internet 

Sau gần 23 năm,àihọcchuyệnchuyểnđổisốquốcgianhìntừsựpháttriểnInternetViệket qua nhật Internet đã phát triển mạnh mẽ, phủ rộng và phổ biến trên khắp lãnh thổ từ thành thị đến nông thôn, miền núi, hải đảo. Từ con số 205.000 người dùng trong thời kỳ đầu của Internet quay số qua mạng điện thoại công cộng, đến cuối năm 2018, theo số liệu của Sách trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2019, người dùng Việt Nam đã chiếm khoảng 70% dân số. Việt Nam hiện là quốc gia có số lượng người dùng Internet cao.

Hơn thế, hiện giờ Internet đã trở nên thiết yếu trong mọi lĩnh vực, ngành nghề và cả trong hoạt động của rất nhiều người dân Việt Nam. Báo cáo Vietnam Digital Advertising 2019 của Adsota chỉ ra rằng, trong năm 2019, trung bình hằng ngày mỗi người Việt Nam dành khoảng 6 tiếng 42 phút - tương đương 1/4 ngày để truy cập Internet trên tất cả các thiết bị.

{keywords}
Đến nay, Internet đã trở nên thiết yếu trong mọi lĩnh vực, ngành nghề và cả trong hoạt động của rất nhiều người dân Việt Nam.

Lý giải căn nguyên đưa đến những bước phát triển vượt bậc như vậy, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), nguyên Giám đốc Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) nhận định, để Internet phát triển, bên cạnh những chính sách quản lý phù hợp của Nhà nước, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đã xử lý khá tốt quan hệ “cung - cầu”. Điều này được biểu hiện qua sự hài hòa giữa lợi ích người tiêu dùng và nhà cung cấp, giữa giá cước dịch vụ và lợi nhuận doanh nghiệp.

Những năm 2000, không phải ngẫu nhiên mà ông Liên và các cộng sự ở VDC quyết định sử dụng một phần lợi nhuận để triển khai hàng loạt hoạt động mang lại lợi ích cho người dùng Internet ở nông thôn như: đưa trang thiết bị về nông thôn, có chính sách giá cước hợp lý cho khu vực nông thôn, hỗ trợ truy cập Internet ở các Điểm Bưu điện Văn hóa xã... “Việc này thực chất là điều tiết lợi nhuận để thúc đẩy nhu cầu, thúc đẩy sự phát triển của cả lĩnh vực Internet”, ông Liên giải thích.

Ở góc độ của người được đánh giá có ảnh hưởng lớn đến Internet Việt Nam trong cả 2 thập kỷ phát triển vừa qua, Chủ tịch VIA Vũ Hoàng Liên cho rằng, hoàn toàn có thể vận dụng quy luật “cung - cầu” để tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.

Ông Liên phân tích: Chính phủ dùng ngay chính hoạt động tiêu dùng của mình để kích cầu, thực hiện vai trò định hướng tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh công nghiệp trong nước thì ý nghĩa quy luật “cung - cầu” thể hiện rõ: cầu sẽ tác động trở lại để không những đẩy cầu của toàn xã hội lên mà còn đẩy cả cung lên.

Tất nhiên, sản phẩm, dịch vụ nước ngoài có thể tốt hơn. Nếu tối ưu hóa lợi ích thuần túy ở góc độ người tiêu dùng sẽ chọn sử dụng dịch vụ nước ngoài. Nhưng nếu để giải quan hệ cung cầu tốt thì “hộ tiêu dùng lớn” cần chia sẻ một phần với phần cung, khi đó sẽ thúc đẩy công nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước, bao gồm cả dịch vụ.

“Chủ trương của Chính phủ về khuyến khích sử dụng dịch vụ, sản phẩm trong nước đã được đưa ra từ nhiều năm trước. Vấn đề quan trọng là làm sao để chủ trương đó được thực thi hiệu quả”, vị Chủ tịch VIA nhấn mạnh.

Nhiều bài học từ quá trình chuyển mình của Internet Việt Nam

Theo TS Mai Liêm Trực, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện, một trong hai quyết định quan trọng, có tính chất chiến lược, tạo đột phát và là bước ngoặt cho sự phát triển của viễn thông và Internet tại Việt Nam chính là quyết định xóa bỏ độc quyền, mở cửa cạnh tranh.

“Nhờ có cạnh tranh mà giá cước giảm nhanh, giảm mạnh, chất lượng dịch vụ được nâng cao và dịch vụ viễn thông, Internet của Việt Nam được phổ cập nhanh và rộng rãi đến đa số người dân, kể cả vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo”, ông Trực nhận định.

{keywords}
Nguyên Tổng giám đốc VDC, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Hoàng Liên cho rằng, một bài học lớn của quá trình phát triển Internet chính là cạnh tranh lành mạnh (Ảnh: Hồng Quân)

Ông Vũ Hoàng Liên cho rằng, một bài học lớn của quá trình phát triển Internet chính là cạnh tranh lành mạnh. Riêng với VDC, ngay từ những năm 2000, do phải cạnh tranh với các ISP khác, doanh nghiệp đã buộc phải nỗ lực để luôn giữ được vị trí trên thị trường.

Thiết lập mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển cũng được xem là một thành công của cộng đồng Internet Việt Nam trong những chặng đường đầu tiên. Còn nhớ, khi NetNam định mở kênh vệ tinh để kết nối Internet, họ đã lo rằng VDC phản đối, song VDC hoàn toàn ủng hộ. Mặt khác, NetNam là những người đi trước, VDC và các ISP khác cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ họ. Hay có thời điểm FPT bị đứt cáp quang, VDC đã hỗ trợ kênh để giải tỏa luồng, băng thông; còn khi VDC có khó khăn, gặp tình huống kỹ thuật cần khắc phục, quân FPT lại sang giúp.

“Phải nói rằng, trong lĩnh vực Internet, qua hợp tác, đúng là cộng đồng Internet đã dắt tay nhau cùng lên”, ông Liên chia sẻ.

Vân Anh

Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số vào năm 2030

Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số vào năm 2030

“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.

Tags:

相关文章



友情链接