Tôi đã đọc nhiều và góp ý cũng nhiều lần về câu chuyện thừa kế. Hôm nay xin phép được nói về việc mà nhiều người dỗi hờn khi được nhận thừa kế khi đã lớn tuổi,ỗihờnvìkhôngđượcchiathừakếsớmarinos – kashiwa không còn quá nhiều thiết tha và cũng không biết làm gì với của thừa kế khi không còn trẻ nữa. Mẫu số chung là những người có ý kiến kiểu này rất cần tiền ở hiện tại để sinh hoạt thoải mái hơn hay để có vốn phát triển, làm giàu. Sự thật là không ai có trách nhiệm với bạn ngoại trừ chính bản thân bạn. Nếu có ai cho bạn tiền thì bạn nên xem lại lý do vì sao và bản thân có xứng đáng được nhận hay không? Nếu có bản lĩnh để làm giàu thì bạn phải có kế hoạch và lộ trình thực hiện thuyết phục. Hãy thử đi vay ngân hàng hay thuyết phục trong phạm vi những người có khả năng đầu tư với mình, bạn sẽ có câu trả lời rõ hơn và hiểu tại sao cha mẹ có tiền mà không cho mình hay ít nhất là cho vay? Trước khi trách ai thì hãy soi lại mình trước. Có người nói "đến già mới được nhận thừa kế thì đã quá trễ và chẳng còn cần thiết nữa và nhận cũng không biết để làm gì". Thực tế thì thừa kế không bao giờ là quá trễ. Nếu không biết làm gì thì bạn có thể cho ngay con cháu để không còn một thế hệ mới "dỗi hờn" trong gia đình nữa. Nếu thật sự không cần khoản thừa kế đó nữa thì xin chúc mừng vì bạn đã đứng được và vươn lên trên chính đôi chân của mình. Cuối cùng, tài sản ông bà để lại cho cha mẹ không có nghĩa là bây giờ cha mẹ cũng phải để lại cho các con. Cái này là không đúng luật thừa kế. Hàng thừa kế nào sẽ hưởng theo hàng đó, và không ai có trách nhiệm chia lại cho người khác. Nhiều người đòi chia thừa kế sớm vì tài sản vật chất đó là một con số dương, nắm bắt, chia chác được. >> 60 tuổi mới được nhận mảnh đất thừa kế bốn tỷ đồng Tóm lại, có được thừa kế thì mừng, nhưng nếu không có cũng chẳng có gì đáng buồn vì đó không phải là của mình ngay từ đầu. Tích lũy được mới hiểu hết giá trị của tài sản để giữ gìn và phát triển. Được cho đi bạn mới thấy mình giàu có, mới thấy vui và niềm vui nhân đôi khi nó được đón nhận. Với tôi, cha mẹ nuôi con khôn lớn khỏe mạnh, học hành tử tế, định hướng nghề nghiệp rõ ràng, đã là một nguồn thừa kế to lớn rồi. Có thể tạo ra của cải vật chất hay không, nhiều hay ít là do tự thân mỗi người vận động mà thôi. Sinh ra "ngậm thìa vàng" mà không biết giữ thì cái nghèo cũng đến trong chớp mắt. Người có bản lĩnh thì có thể tạo ra vật chất nhiều hơn bố mẹ là khác, chẳng cần trông chờ thừa kế. * Bạn sẽ dành tài sản cho con làm vốn hay để chúng tay trắng vào đời? Bài viết gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.