Oppo vừa khai trương cửa hàng trải nghiệm thứ 15 của hãng tại một trung tâm mua sắm lớn ở Bình Tân (TP.HCM). Dự kiến trong tháng này,áchãngtiếptụcmởcửahàngđộcquyềnsảnphẩmtạiViệkèo chuẩn nhà cái hãng sẽ mở thêm một cửa hàng ở Hà Nội và một trung tâm khác ở Bình Dương. Tổng cộng, hãng smartphone chiếm thị phần số 2 tại Việt Nam có 17 cửa hàng chuyên bày bán sản phẩm chính hãng, chú trọng không gian trải nghiệm. Oppo khai trương trung tâm trải nghiệm khách hàng trong bối cảnh các hãng lớn như Apple, Samsung rầm rộ mở cửa hàng chuyên biệt chỉ bán sản phẩm của hãng. Thêm vào đó, Xiaomi cũng rục rịch mở mới bên cạnh các Xiaomi Store hiện tại. Tại các cửa hàng trải nghiệm của Oppo, ngoài việc bày bán sản phẩm, hãng còn cung cấp chỗ ngồi nghỉ thoải mái, dịch vụ hỗ trợ kiểm tra máy và cài đặt phần mềm, vệ sinh máy và dán màn hình miễn phí. Theo Oppo, việc việc mở rộng quy mô mạng lưới phục vụ nhằm giúp hãng này tiếp cận gần hơn đến cộng đồng người dùng. Trong các hãng được đề cập trong bài này, chỉ riêng Oppo tự vận hành các cửa hàng của họ, những thương hiệu khác giao cho đối tác bán lẻ hoặc phân phối thực hiện toàn bộ việc bán hàng.
Hồi tuần trước, Samsung cũng đồng loạt khai trương 6 cửa hàng uỷ quyền chính hãng SamCenter, nâng số cửa hàng thương hiệu này lên 10 cửa hàng ở TP.HCM và Hà Nội. Cửa hàng SamCenter do Samsung phối hợp với nhà bán lẻ mở ra, do đối tác bán lẻ vận hành. Trong năm nay, hãng cũng đã bắt tay với một nhà bán lẻ khác để mở cửa hàng uỷ quyền có tên MT Smart (TP.HCM). Các cửa hàng này được gọi là trung tâm bán lẻ uỷ quyền cao cấp của Samsung (Samsung Premium Store - SPS). Song song đó, hãng có thị phần smartphone số 1 Việt Nam vẫn đang duy trì các cửa hàng trải nghiệm sản phẩm Samsung (Samsung Experience Store - SES) đã mở trước đó. Trào lưu mở cửa hàng độc quyền chỉ bán sản phẩm của một hãng dần rộ lên từ cuối năm ngoái, do Apple khởi xướng. Hãng này bắt tay với các nhà bán lẻ để mở các cửa hàng riêng biệt chỉ bán sản phẩm Apple, gọi là mono store. Shopdunk, một chuỗi cửa hàng bán lẻ từ Hà Nội, tiên phong mở các cửa hàng cùng tên, chỉ bán sản phẩm Apple. Hiện hệ thống này này có 11 cửa hàng mono store ở hai thành phố lớn nhất nước. Ngay sau mô hình của ShopDunk, một ông lớn trong ngành là Thế Giới Di Động cũng nhảy vào, bắt tay với Apple mở các cửa hàng mono store lấy tên TopZone. Đến thời điểm hiện tại, TopZone có hơn 32 cửa hàng chỉ trong thời gian ngắn mở chuỗi. Các cửa hàng uỷ quyền của Samsung và Apple liên tục khai trương làm rộ lên trào lưu gần đây. Trên thực tế, bản thân Samsung và các hãng như Oppo, Xiaomi trước đó đã có các cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm của riêng họ. Hiện nay, Xiaomi đang có khoảng 4 cửa hàng Xiaomi Store đặt tại các trung tâm thương mại. Nói với ICTnews, hãng này tiết lộ sẽ mở thêm tổng cộng 20 cửa hàng trong năm nay. Các cửa hàng này đều do đối tác vận hành. Ông Phạm Tuấn Anh, đại diện chuỗi ShopDunk, đánh giá các cửa hàng chuyên biệt của các hãng sẽ giúp người dùng có được trải nghiệm xuyên suốt các sản phẩm, được tư vấn nhiệt tình hơn bởi đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản. “Ngoài ra khi vào các cửa hàng chuyên biệt, khách sẽ tránh được trường hợp nhân viên các hãng khác chèo kéo để mua sản phẩm”, ông Tuấn Anh nói với ICTnews. Ông cũng nhấn mạnh rằng các cửa hàng chuyên biệt của một hãng cũng giúp hãng lắng nghe ý kiến khách hàng tốt hơn, liền mạnh hơn khi so với các kênh bán lẻ đại trà. Hải Đăng
Cùng với TopZone, Thế Giới Di Động đặt mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2023"Hy vọng trong tương lai gần, TopZone góp phần thay đổi diện mạo ngành bán lẻ công nghệ Việt Nam, khi đó, Apple sẽ nhìn nhận Việt Nam là thị trường cấp 1 giống như Singapore và các nước phát triển trong khu vực” - CEO Hiểu Em chia sẻ. |