Phần mềm “nhập điểm bằng giọng nói SpeechPonit” của hai em Trần Khánh Điệp và em Võ Thị Thùy Dung học sinh lớp 12A1 (trường THPT Nghèn,ọcsinhHàTĩnhsángtạophầnmềmvàođiểmbằnggiọngnóigiúpgiáoviêkèo chấp 0.75 là như thế nào Can Lộc) được nhiều giáo viên đánh giá cao, là phần mềm ứng dụng được nhiều lĩnh vực trong thực tiễn như kế toàn, văn thư lưu trữ, giáo dục..
Với tính ứng dụng cao, phần mềm của hai em Điệp và Dung được trao giải Nhì cuộc thi Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc lần thứ 10, vào đầu tháng 10. Phần mềm “nhập điểm bằng giọng nói SpeechPonit”, cài trên thiết bị smartphone, khi vào điểm cho học sinh giáo viên chỉ cần đọc tên và điểm số, kì học, lớp.. danh sách điểm sẽ ra thành văn bản file Excel. Chia sẻ về ý tưởng của mình, em Võ Thị Thùy Dung nói, trong quá trình học tập chúng em nhận thấy các giáo viên vào điểm cho học sinh mất nhiều thời gian, công đoạn và trong các kì thi quan trong cũng có nhiều sai sót xảy ra.
“Với niềm đam mê công nghệ và luôn ấp ủ làm được điều gì đó cho các thầy, cô đỡ vất trong việc vào điểm cho học sinh. Em và bạn Khánh Điệp cùng nhau lên ý tượng để tạo ra ứng dụng nhập điểm bằng giọng nói và bắt tay thực hiện ý tưởng thành hiện thực”, em Dung nói. Khi có ý tưởng Dung và Điệp bắt tay vào thực hiện song để tạo ra phần mềm hai em gặp rất nhiều khó khăn, trải qua hàng chục lần thất bại. Không từ bỏ ý định, hai em trình bày ý tưởng đề tài nhập điểm bằng giọng nói trên smartphone với thầy giáo Võ Đức Ân (giáo viên dạy môn Tin học tại trường THPT Nghèn), được thầy nhiệt tình hưởng ứng, cùng làm cộng sự.
Suốt 5 tháng trời, cả 3 thầy trò miết mài nghiên cứu, trải qua nhiều khó khăn và thất bại, cuối cùng ứng dụng phần mềm nhập điểm bằng giọng nói bước đầu khả thi. Nói về những khó khăn mà hai em gặp phải, em Trần Khánh Điệp chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện phần mềm này, chúng em gặp rất nhiều khó khăn nhất là ngôn ngữ lập trình cho đến thiết kế phần mềm. Khi giao diện khá ổn đưa vào máy lại không chạy. Song, với niềm đam mê, chúng em đã khắc phục khó khăn đó để sáng tạo ra phần mềm như ý định ”. Thông tin thêm về đứa “con tinh thần” của mình em Điệp nói, Speechpoint là phần mềm cài đặt trên các thiết bị smartphone, khi cài đặt xong, người dùng sẽ chọn danh sách lớp học, học kỳ, môn học và đầu điểm, sau đó nhập điểm bằng cách đọc toàn bộ danh sách học sinh và điểm số.
Hệ thống sẽ tự động chuyển đổi ngôn ngữ nói sang văn bản, sau đó sắp xếp danh sách học sinh theo Aphabel. “Với ứng dụng Speechpoint, giáo viên chỉ cần đọc tên và điểm vào điện thoại, nó sẽ tự vào điểm và xuất danh sách học sinh theo thứ tự và ra file Excel. Từ danh sách đó, giáo viên dễ dàng nhập vào các phần mềm quản lý điểm điện tử mà trường sử dụng”, em Điệp chia sẻ. Chia sẻ về dự định của mình, hai em Điệp và Dung tâm sự, chúng em cố gắng để phát triển phần mềm đưa vào thực tiễn, được thầy, cô giáo hưởng ứng và sử dụng rộng rãi. Đậu Tình Trẻ học tư duy sáng tạo với phương pháp Reggio EmiliaVới phương pháp tiếp cận Reggio Emilia, sáng tạo là trọng tâm của tất cả các kinh nghiệm học tập dành cho trẻ nhỏ. |