Quảng cáo về sản phẩm mới cho biết mỗi miếng băng vệ sinh sẽ có chất kết dính bổ sung để người dùng có thể cuộn và dán lại trước khi vứt đi. |
Trong video quảng cáo sản phẩm được đăng vào tuần trước trên nền tảng blog Weibo,ảngcáobăngvệsinhkhiếnphụnữtranhcãikịchliệtrực tiếp xôi lạc bóng đá hôm nay thương hiệu băng vệ sinh Sofy đã thông báo về một “cuộc cách mạng xử lý” sắp tới nhờ vào các sản phẩm mới của hãng. Trong đó, mỗi miếng băng vệ sinh sẽ có chất kết dính bổ sung để người dùng có thể cuộn và dán lại trước khi vứt đi.
Ngay lập tức, trong phần bình luận dưới video tràn ngập các phản hồi tiêu cực từ phụ nữ. Họ chỉ ra rằng tài khoản Weibo của Sofy thậm chí còn không sử dụng khái niệm “băng vệ sinh” mà thay vào đó là “hashtag”: miếng lót của đàn bà - một cách nói cổ hủ cho những sản phẩm này ở Trung Quốc.
Những người phê bình cho rằng, bằng cách biến thuật ngữ sinh học “kỳ kinh nguyệt” thành một thứ gì đó mơ hồ, công ty này đang tạo thêm sự khó xử cho một quá trình tự nhiên của cơ thể, khiến việc thảo luận công khai về vấn đề này càng trở nên xấu hổ hơn.
“Đây là loại quảng cáo gì vậy? Bạn có gập khăn giấy trước khi vứt đi không? Nếu không, tại sao lại phải làm chuyện này với băng vệ sinh? – một người dùng nhận xét dưới bài đăng của Sofy. “Đây có phải là một cách khác để kỳ thị chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ không? Chúng ta không nên vứt băng vệ sinh giống như cách vứt khăn giấy à?”
Tuy nhiên, trong số rất nhiều bình luận giận dữ, vẫn có một bộ phận phụ nữ đồng ý rằng việc cuộn băng vệ sinh lại trước khi vứt bỏ sẽ giúp loại bỏ một số vấn đề vệ sinh cho nhân viên xử lý rác thải. Những người này cũng cho rằng làn sóng chỉ trích Sofy có thể đã quá cực đoan.
“Cả đời mình, tôi luôn cuộn miếng băng rồi mới vứt và tôi không thấy quảng cáo này có gì là xúc phạm” – một người dùng khác nhận xét. “Những người nghĩ theo cách đó là những người quá nhạy cảm”.
Châm biếm về kỳ kinh nguyệt của phụ nữ từng là một vấn đề nổi cộm ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Trên nền tảng xã hội Douban, người dùng đã so sánh nỗ lực kiếm tiền từ nhu cầu từ phụ nữ của Sofy với một sản phẩm khác dành cho người khiếm thính do 2 người đàn ông Đức sáng tạo, đó là Pinky Gloves – một đôi găng tay màu hồng dành cho phụ nữ đeo khi tháo và vứt băng vệ sinh.
Nhiều chị em đã tỏ ra nghi ngờ về sự cần thiết của những sản phẩm “lố bịch” này.
Tháng 10 năm ngoái, “nghèo vì kinh nguyệt” đã trở thành một từ thông dụng ở Trung Quốc sau khi nhiều phụ nữ phàn nàn rằng họ không đủ tiền mua băng vệ sinh. Để đáp lại một chiến dịch trực tuyến đang nổi có tên là “Stand By Her”, 126 trường đại học ở Trung Quốc đã lắp đặt những chiếc máy rút trong nhà vệ sinh nữ, cung cấp miễn phí băng vệ sinh cho bất kỳ ai có nhu cầu.
Tuy nhiên, phong trào này sớm trở thành mục tiêu đùa cợt của các nam sinh. Họ đã tự thiết kế dụng cụ trong phòng tắm của mình để phát miễn phí thuốc lá hoặc khăn giấy để dùng lau sạch tay sau khi thủ dâm.
Chen Yaya, nhà nghiên cứu về giới tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, cho rằng quảng cáo của Sofy có vẻ giống như một ví dụ cổ điển về một thất bại trong ngành tiếp thị.
“Công ty nên bắt đầu bằng việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng thay vì thuyết phục họ” – ông Chen nói và cho biết thêm rằng hầu hết phụ nữ đều cuộn lại miếng băng trước khi vứt.
Đăng Dương(Theo The Sixth Tone)
Cửa hàng quần áo gây phẫn nộ vì gọi phụ nữ béo là ‘xấu’ và 'khủng khiếp'
Một cửa hàng trong chuỗi siêu thị RT-Mart đã phải xin lỗi ngay lập tức khi mô tả những phụ nữ mặc quần áo ngoại cỡ là “xấu” và “khủng khiếp” trong một tấm biển quảng cáo sản phẩm.