Tối qua,ộdiệnquánquâncuộcthikhởinghiệrio ave đấu với benfica 2/11/2016, đêm chung kết cuộc thi “Start-up Uni: Become a unipreneur” đã diễn ra tại Đại học FPT Hà Nội. Năm đội thi đại diện cho năm dự án xuất sắc nhất đã có những màn trình bày và phản biện ấn tượng.
Là mùa giải đầu tiên nhưng “Start-up Uni: Become a unipreneur” đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả, đặc biệt là các bạn sinh viên, không chỉ bởi những dự án xuất sắc mà còn bởi sự góp mặt của các khách mời đặc biệt. Tham dự đêm chung kết tối 2/11 là sự góp mặt của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục khởi nghiệp và các doanh nhân thành đạt như: ông Nguyễn Đức Long - Giám đốc Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao Hòa Lạc; ông Nguyễn Đình Hùng - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn EDX; ông Phan Thế Dũng - Tổng Giám đốc RikkeiSoft; ông Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT; ông Trần Xuân Khôi - Phó Tổng giám đốc FPT Software; ông Nguyễn Thanh Phát - Quản lý IBA Việt Nam…
Bên cạnh đó không thể thiếu thành phần Ban giám khảo – hội đồng với những chuyên gia đánh giá khách quan và chính xác để tìm ra những dự án tiềm năng: ông Nguyễn Lâm Thanh - Giám đốc Ban KH&CN, Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, ông Phan Viết Hoàn - CEO Mywork, ông Trần Hữu Đức - Giám đốc FPT Ventures, ông Tạ Ngọc Cầu - Giám đốc cơ sở Hòa Lạc ĐH FPT, ông Trần Thế Trung - Viện trưởng Viện Công nghệ FPT.
Phát biểu tại đêm chung kết, TS. Tạ Ngọc Cầu cho rằng, trải qua 5 tháng kể từ ngày phát động, Start-up Uni không chỉ là sân chơi, mà còn là “sân làm việc” nghiêm túc để tạo nên những doanh nghiệp. “Chúng tôi mong muốn làm sao để 5 nhóm lọt vào vòng chung kết ngày hôm nay sẽ được hỗ trợ về pháp lý, về ý tưởng, được kết nối với các ngân hàng để tạo vốn. Đồng thời được các doanh nhân, các nhà đầu tư xem xét ý tưởng và năng lực của các em, để từ đó mở ra cho các em những cơ hội lớn”, TS. Tạ Ngọc Cầu chia sẻ.
Theo thể lệ của đêm chung kết, ở vòng 1, 5 đội thi xuất sắc nhất trình bày đề án của mình trước Hội đồng giám khảo bao gồm: M.a.D với sản phẩm quan sát vật thể thật qua thiết bị điện tử, V-team với dịch vụ hệ thống khách sạn tiện lợi mang tên “Be Loved Hostel”, SE Team với phòng thí nghiệm ảo dành cho sinh viên, Kadima với website dạy lập trình trực tuyến và Biệt Đội Khẩn Cấp với phần mềm hỗ trợ phượt thủ. Mỗi dự án là một ý tưởng thú vị nhằm giải quyết những vấn đề nhức nhối, cấp thiết của xã hội hiện nay, đồng thời đặt ra những bài toán kinh doanh và tài chính. Năng lực của các đội thi càng được thể hiện rõ nét qua vòng 2 và vòng 3 với phần “thách thức chéo” giữa các đội và những câu hỏi thử thách từ phía Hội đồng chuyên môn.
(责任编辑:World Cup)
HLV Hữu Thắng chê khách sạn bé, thiếu phòng tập gym
Cáp quang biển APG được sửa từ ngày 7/6, chưa chốt thời gian khôi phục hoàn toàn
Khối công nghệ giữ vai trò đầu tàu đẩy lợi nhuận FPT tăng trưởng 23%
Apple giới thiệu iOS 13 với Dark Mode, Swipe Keyboard và nhiều tính năng mới
Bị cáo Đỗ Hữu Ca gửi lời xin lỗi người dân Hải Phòng
Cách mạng Apple 2020: Nơi Google và Microsoft đã thất bại, Apple phải thành công
Phía sau câu chuyện chưa đến 4% người Việt biết 'làm giấy tờ' qua mạng
Giải pháp đo chất lượng không khí PAM Air: Hà Nội không ô nhiễm nghiêm trọng như báo cáo quốc tế
VTV sẽ chi 80 tỷ đồng để nâng cấp hệ thống an ninh mạng
Hướng dẫn đăng ký chính chủ SIM Viettel thuận tiện nhất
'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 8: Vợ chồng Danh sắp vỡ nợ?
Top 20 mật khẩu điện thoại 'thảm hại' nhất thế giới: Trung bình 4 người sẽ có 1 người mắc phải