Ngày 5/5,ầnđầuđưasànglọcungthưvúungthưcổtửcungtrongkhámsứckhỏeđịnhkỳkeo ca cuoc ngoai hang anh Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ký ban hành Thông tư 09 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 14 năm 2013 của Bộ trưởng Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe.
"Điểm mới nhất so với thông tư cũ, lần đầu tiên, trong danh mục này, lao động nữ còn được sàng lọc 2 loại ung thư rất hay gặp ở phụ nữ Việt Nam, gồm cổ tử cungvà vú", ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) chia sẻ với VietNamNet.
4 kỹ thuật sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương cổ tử cunggồm: nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch acid acetic; nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch Lugol; xét nghiệm tế bào cổ tử cung; xét nghiệm HPV. "Nữ lao động sẽ được thực hiện ít nhất 1 trong các kỹ thuật này trong 1 lần khám sức khỏe định kỳ", ông Tuấn cho biết.
Ngoài ra, lao động nữ cũng được sàng lọc ung thư vú bằng ít nhất một trong các kỹ thuật gồm khám lâm sàng vú; siêu âm tuyến vú hai bên; chụp X-quang tuyến vú.
Theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động được khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm, kinh phí do người sử dụng lao động chi trả.
Ung thư vúlà một trong 5 loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam, tính theo 2 giới. Riêng với nữ, đây là ung thư nhiều người mắc nhất. Năm 2020, theo thống kê của Globocan, Việt Nam có hơn 21.500 ca mắc mới, chiếm gần 26% tổng các loại ung thư ở nữ. Cùng năm, hơn 9.300 trường hợp tử vong vì căn bệnh này, đứng thứ ba sau ung thư gan và ung thư phổi.
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 4.000 ca mắc mới, hơn 2.000 ca tử vong vì loại ung thư này.
Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì thế, chuyên gia khuyến cáo nữ giới sau khi bước sang tuổi 18 nên tập cho mình thói quen đi kiểm tra sức khỏe mỗi năm từ 1-2 lần, để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.