您现在的位置是:Thể thao >>正文

“Bác Hồ luôn ở trong trái tim tôi”_tối hôm nay

Thể thao46人已围观

简介Ông Nguyễn Thanh Tâm thăm bia ghi danh tại Khu di tích Cây Xoài, TX.Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, nơi mà ...

Ông Nguyễn Thanh Tâm thăm bia ghi danh tại Khu di tích Cây Xoài,ácHồluônởtrongtráitimtôtối hôm nay TX.Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, nơi mà gần 60 năm trước 2 đoàn B.90 và C.200 đã gặp nhau, khai thông đường Trường Sơn, đoạn từ Nam Tây nguyên đến miền Đông Nam bộ

Từ “không” đến “có”

Chúng tôi gặp ông Nguyễn Thanh Tâm, chiến sĩ Đoàn C.200 (lực lượng mở đường Trường Sơn huyền thoại), nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Bác, cũng là kỷniệm 61 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh - con đường mà chính ông góp một phần tạo nên những vinh quang. Với ông Tâm, trong một năm trời ròng rã soi mởđường Trường Sơn, những người “vạch lá, bẻ cò” trong điều kiện thiếu ăn, thiếu mặc đã làm nên huyền thoại chính từ bài học đoàn kết, nhờ sự thương yêu, đùm bọc của đồng bào dân tộc thiểu số.

Với ông Tâm, ngay còn khi là cậu bé, ông đã được nghe về tấm gương vì dân, vì nước của Bác. Vì vậy, sau khi lớn lên, ông tham gia du kích mật ở xã An Điền (TX.Bến Cát). Sau đó, ông đã thoát ly gia đình theo cách mạng với niềm tin: Kháng chiến sẽ giành thắng lợi. Ngày đó, ông tham gia Đoàn C.200, một đoàn vũ trang tuyên truyền, xây dựng cơ sở cách mạng trong đồng bào dân tộc Mạ, M’Nông, S’Tiêng dọc bờ sông Đồng Nai nhằm mở rộng căn cứ Chiến khu Đ về phía Bắc, tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai Thượng (nay là tỉnh Lâm Đồng).

Theo lời ông Tâm kể, từ giữa năm 1959, ở miền Nam Mỹ - Diệm tập trung lực lượng tiến công đánh phá. Chúng sử dụng máy bay bắn phá ác liệt và ra sức bao vây kinh tế, triệt nguồn lương thực từ ngoài vào. Lúc này, lực lượng vũ trang cách mạng đã kiên trì bám trụ nhờ vào sự hào phóng của thiên nhiên và sự đùm bọc, thương yêu giúp đỡ của đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc Chơ Ro ở làng Lý Lịch, Bù Cháp. Vì vậy, miền Bắc phải kịp thời chi viện cho miền Nam. Và để chi viện hiệu quả, một trong những nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ là mở con đường hành lang chiến lược Bắc - Nam, thông suốt từ Trung ương đến chiến trường Nam bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho miền Nam tiếp thu sự chi viện về nhân, tài, vật lực của miền Bắc. Nhưng đoạn đường từ Nam Tây Nguyên vào Đông Nam bộ đang trong tình trạng chia cắt, còn là một vùng chưa có cơ sở cách mạng trong quần chúng. Các lực lượng kháng chiến đã nỗ lực mở vào vùng này nhưng chưa thực hiện được. Có đội khi đi mở đường chỉ còn vài chiến sĩ trở về…

Vì vậy, Đoàn C.200 được lệnh tách một bộ phận có nhiệm vụ soi mở đường lên Nam Tây nguyên, hợp nối với Đoàn B.90 từ ngoài Bắc vào. Bộ phận này vẫn lấy mật danh là C.200 với 17 thành viên. Ông Nguyễn Thanh Tâm còn nhớ: Khi giao nhiệm vụ cho Đoàn C.200, đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến (Trưởng Ban Quân sự Xứ ủy, kiêm Trưởng Ban Quân sự Khu ủy miền Đông), nói rõ tuy tách ra một lực lượng nhỏ, gọn nhẹ để đi mở đường nhưng đoàn vẫn giữ bí mật không được gặp dân. Đoàn phải cắt rừng mà đi, không được đi theo đường mòn, đi cặp theo sông Đồng Nai thượng và điểm hẹn gặp nhau là ở buôn Pu Gor (tỉnh Lâm Đồng), dự kiến vào tháng 7-1960. Từ đây, C.200 với hành trình vượt qua bao khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Vạch lá, bẻ cò

Có dịp trở lại suối Nhung, nơi mà hơn 50 năm trước, C.200 được giao nhiệm vụ từ Chiến khu Đ, soi mở đường dọc theo sông Đồng Nai thượng lên phía Bắc, tìm đón liên lạc với Đoàn B.90 từ Nam Tây Nguyên mở vào, ông Nguyễn Thanh Tâm bồi hồi xúc động. Tuy cảnh vật đã khác xưa nhiều, nhưng một phần hồi ức của những năm tháng khó khăn nhưng cũng rất đỗi tự hào đã nằm lại nơi này. Ông Nguyễn Thanh Tâm cho biết đoàn lên đường hành quân, mỗi thành viên chỉ mang theo 5 lít gạo và 1 lít muối. Dựa theo ven sông Đồng Nai thượng, đoàn cắt rừng đi rất vất vả, hết leo trèo đồi núi đến lội qua suối, bị gai cào, vắt cắn. Có ngày đoàn đi chỉ được 200m mà lương thực cạn dần. Chế độ ăn phải rất dè xẻn, phải ăn độn với củ chụp và các loại rau rừng như măng, môn dốc, lá bép, số gạo còn lại chỉ để dành cho người bị đau ốm, sốt rét.

Lúc ấy, anh em động viên nhau, làm cách mạng không dễ. Cán bộ, chiến sĩ C.200 hầu hết trưởng thành từ phong trào đấu tranh chính trị ở địa phương rồi gia nhập lực lượng vũ trang nên đã từng sống bằng củ rừng ở Chiến khu Đ nên đã quá quen với cách sống này. Dọc đường đi, củ chụp có ít mà củ nần thì nhiều nên đoàn phải ăn củ nần. Mà củ nần thì cực kỳ khó tính, nếu làm dối ăn sẽ bị say, thậm chí nguy hại đến tính mạng. Vì vậy, ông cùng đoàn hành quân đến khoảng 16 giờ chiều thì tìm chỗ trú quân, phân công người đi hái môn dốc, bẻ măng làm canh và lo cơm chiều. Riêng với củ nần được xắt lát mỏng luộc chín, bỏ vào sọt tre ngâm dưới dòng nước chảy. Về đêm, luân phiên gác để đảo lên, đảo xuống cho sạch chất độc. Có hôm đảo không kỹ, củ nần còn độc tố, cả đoàn say cắm đầu, cả ngày sau mới tỉnh”.

Khí hậu miền núi bước vào mùa mưa, cuộc hành quân cắt rừng càng gian khổ hơn. Có lúc phải càn lướt qua trảng lau sậy bạt ngàn, có lúc gặp rừng tre chắn ngang dày đặc, có lúc phải lội qua lại sông Đồng Nai nhiều lần... Có lần vượt sông, ông Tâm bị nước cuốn trôi rơi xuống mấy cái thác, cũng may cuối cùng ông nắm được bụi rù rì và được anh em cứu lên, chứ không thì bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc rồi. Không có bản đồ, không có la bàn, để làm dấu những đoạn mình đã đi qua, đoàn phải “vạch lá, bẻ cò” làm sao qua lại mình biết đường mà không bị địch phát hiện. Ông Tâm bảo: “Vui nhất là sau này khi gặp được đồng bào dân tộc, biết là đoàn người của cách mạng, bộ đội của Bác Hồ, nhiều người đón tiếp rất niềm nở, mình cảm thấy phấn khởi trong lòng”.

Gần một năm trời mò mẫm xây dựng từng cơ sở, “vạch lá, bẻ cò” soi, mở đường, ngày 30- 10-1960, Đoàn B.90 của miền Bắc và C.200 ở miền Nam đã bắt liên lạc được với nhau. Từ đây chấm dứt tình trạng chiến trường bị chia cắt, hình thành một vùng chiến lược quân sự, cửa ngõ tiến quân vào Sài Gòn, hang ổ cuối cùng của Mỹ - ngụy, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Ông Tâm xúc động nói: “Để làm nên lịch sử vẻ vang đó chính là niềm tin ở Bác Hồ, ở ngày toàn thắng. Hình của Bác Hồmãi ởtrong trái tim tôi. Tôi tự hào vì mình góp được một phần công sức cho những vinh quang ấy, làm nên con đường huyền thoại ở cuối dãy Trường Sơn - con đường vinh dựmang tên Bác, đường Hồ Chí Minh…”.

“Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh rất rộng lớn, phong phú, sâu sắc nhưng vô cùng thiết thực với cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là học theo sự nêu gương của Người. Người đã hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho dân, cho nước, không một chút toan tính riêng tư cho cá nhân tới tận lúc Người từ biệt thế giới này. Cả cuộc đời mình, Người chỉ biết lo cho dân, cho nước, sống giản dị, liêm khiết, trong sáng.

Tags:

相关文章



友情链接