10 câu nói cha mẹ tâm lý rất nên nói với con_ty lệ kèo tv
Sau một thập kỷ nghiên cứu về những kiến thức khoa học đằng sau cảm nhận hạnh phúc trong cuộc sống,âunóichamẹtâmlýrấtnênnóivớty lệ kèo tv mới đây, tác giả người Mỹ Stephanie Harrison đã cho xuất bản đầu sách New Happy.
Trong sách, tác giả Harrison chia sẻ rằng có hai nguyên nhân khiến chúng ta không có được những mối quan hệ chất lượng như kỳ vọng trong cuộc sống.
Trước hết, chúng ta không được dạy về kỹ năng xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Thực tế, đây là một kỹ năng cần phải được rèn giũa.
Thứ hai, chúng ta đang sống trong một thế giới hối hả, có những khi, ta buộc lòng phải hy sinh bớt thời gian dành cho gia đình để hoàn tất công việc và những trách nhiệm khác.
Trong khi đó, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng giống như mọi mối quan hệ khác, đòi hỏi cha mẹ phải biết cách gây dựng, tạo nên những giá trị tốt đẹp, để con cái luôn tin cậy chia sẻ với cha mẹ trong suốt hành trình trưởng thành và cả về sau này.
Dù cuộc sống bộn bề đến đâu, cha mẹ vẫn cần dành ra thời gian và nỗ lực để giúp con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ thông qua cách thức hỏi han, trò chuyện. Dưới đây là 10 câu nói cha mẹ tâm lý nên thường xuyên nói với con.
"Con thực sự đang cảm thấy thế nào?"
Thực tế, ngay cả trong những mối quan hệ gần gũi nhất, chúng ta vẫn thường kiềm chế bớt cảm xúc của mình, trẻ nhỏ cũng có xu hướng này. Bằng cách đặt ra câu hỏi "con đang cảm thấy thế nào?", cha mẹ sẽ giúp con hiểu rằng, xúc cảm của con là điều khiến cha mẹ rất quan tâm. Ngoài ra, khi con có thể gọi rõ tên cảm xúc của mình, con sẽ dễ dàng đối diện và xử lý những vấn đề của bản thân.
"Con kể nhiều hơn một chút đi"
Khi con tin tưởng chia sẻ câu chuyện đặc biệt nào đó với cha mẹ, hãy hỏi thêm con những câu hỏi sâu hơn, để được biết nhiều thông tin hơn. Việc chúng ta quan tâm tới suy nghĩ và cảm xúc của con khi đứng trước một sự việc nào đó, sẽ giúp con hiểu rằng cha mẹ thực sự rất quan tâm con.
"Cha mẹ cảm ơn con"
Khi dành lời cảm ơn cho con cái, bạn sẽ giúp chính mình và con cùng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn. Nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng những lời nói và hành động bày tỏ sự cảm ơn chân thành sẽ giúp chúng ta vui vẻ hơn.
Chẳng hạn, một gia đình đang trải qua giai đoạn khó khăn tài chính, nhưng nếu gia đình đó luôn biết trân trọng người thân, biết cảm ơn nhau vì những điều tốt đẹp làm cho nhau trong cuộc sống thường ngày, gia đình đó sẽ bớt căng thẳng, khốn khổ vì eo hẹp tiền bạc.
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cần là những người đầu tiên nhìn ra nỗ lực của con cái và cảm ơn con một cách trân trọng vì sự cố gắng của con.
"Con rất cừ"
Chúng ta thường không đánh giá đúng mức tầm quan trọng của những lời khen ngợi trong cuộc sống thường ngày. Thực tế, những lời khen ngợi có tác dụng kích thích não bộ giống như khi một người được... tặng tiền.
Cha mẹ hãy quan tâm tới những đức tính tốt đẹp của con như sự kiên nhẫn, sự nhân hậu, hay sự mạnh dạn... để khen ngợi con. Những lời khen này rất có ý nghĩa với trẻ và sẽ góp phần giúp mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên ý nghĩa, tốt đẹp hơn.
"Cha mẹ tha thứ cho con"
Chúng ta thường phán xét lỗi sai của người khác nghiêm khắc hơn lỗi sai của mình. Vì vậy, khi con cái phạm lỗi, cha mẹ cũng dễ trở nên nghiêm khắc thái quá. Hãy nhẹ nhàng hơn trước lỗi sai của con và hiểu rằng phạm lỗi là một phần bắt buộc phải xảy ra trong quá trình con học hỏi, trưởng thành.
"Tiếp tục cố gắng nhé"
Mỗi chúng ta đều có những mục tiêu cần đạt được, nhưng trong quá trình thực hiện sẽ có những khó khăn, thách thức xuất hiện. Có những lúc, thậm chí ta còn phải đi qua những bước lùi. Điều này cũng xảy ra đối với trẻ.
Trước những mục tiêu mà cha mẹ và con cùng đặt ra, chẳng hạn như mục tiêu trong việc học, không phải lúc nào trẻ cũng có thể hoàn thành tốt như kỳ vọng. Những lời động viên của cha mẹ sẽ giúp con lên tinh thần để kiên nhẫn nỗ lực, hứng thú hơn với nhiệm vụ đặt ra, cũng như có cảm nhận tích cực hơn về cha mẹ.
"Con cần hỗ trợ gì không?"
Các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng ngay từ khi trẻ lên 7 tuổi, tâm lý sợ hỏi han để nhờ giúp đỡ đã bắt đầu xuất hiện. Trẻ đã bắt đầu sợ rằng nếu mình nhờ cậy sự giúp đỡ sẽ khiến mình trở nên "kém cỏi" trong mắt người khác, bao gồm cả cha mẹ. Để phá bỏ tâm lý này ở trẻ, cha mẹ cần chủ động hỏi xem con có cần cha mẹ quan tâm, hỗ trợ việc gì không.
"Con rất quan trọng với cha mẹ", "cha mẹ yêu con"
Chúng ta dễ quên đi việc bày tỏ tình cảm trong những mối quan hệ thân thiết nhất, chính điều này dễ khiến người thân của chúng ta cảm thấy không được trân trọng đúng mức.
Để tránh xu hướng này xuất hiện ở con cái, ngay khi con còn nhỏ, cha mẹ cần biết cách bày tỏ tình cảm với con. Điều này sẽ giúp con lớn lên và biết cách bày tỏ tình cảm, sự trân trọng đối với người thân.
Mỗi khoảnh khắc yêu thương đều có ảnh hưởng tích cực đối với mối quan hệ, giúp đôi bên cảm thấy hạnh phúc, hài lòng hơn. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động tạo nên những khoảnh khắc yêu thương ý nghĩa dành cho con cái.