当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

Không rõ quy chế của trường, giáo viên ngỡ bị 'ăn bớt' tiền dạy 2 buổi/ngày_lịch thi đấu bóng đá.

- Một số giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình,ôngrõquychếcủatrườnggiáoviênngỡbịănbớttiềndạybuổingàlịch thi đấu bóng đá. Hà Nội) cho rằng hàng tháng, mỗi giáo viên tổ Văn - Thể - Mỹ bị mất khoảng 1/3 thu nhập từ quỹ lương dạy 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, lãnh đạo Phòng GD-ĐT Quân Ba Đình cho rằng giáo viên đã không nắm rõ quy chế của trường nên mới nghĩ rằng mình đã bị "ăn bớt" tiền dạy.

Theo đơn trình bày gửi báo chí, một số giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám cho rằng cách tính lương cho giáo viên của trường có sai sót, chưa đúng tinh thần chỉ đạo của công văn 296 do Sở GD-ĐT Hà Nội ban hành ngày 15/1/2007. Họ cho rằng tiền lương của mình bị “ăn bớt” nhiều năm nay.

Thầy giáo Nguyễn Văn Tuyến cho biết một lớp có 35 tiết/tuần, giáo viên chủ nhiệm dạy 25 tiết, giáo viên văn thể mĩ dạy 10 tiết. Theo quy định, định mức của giáo viên chủ nhiệm là 23 tiết/tuần.

{keywords}
Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội)

Theo cách tính của nhà trường lâu nay thì 2 tiết thừa của giáo viên chủ nhiệm và 10 tiết của giáo viên Văn - Thể - Mỹ được dùng để tính đơn giá lương dạy 2 buổi/ngày. Do đó, đơn giá mỗi tiết dạy thừa sẽ bằng số tiền thu được chia cho 12 tiết.

Tuy nhiên, các giáo viên lại cho rằng cần tính như sau: "Trong 10 tiết dạy của giáo viên Văn - Thể - Mỹ thì 8,5 tiết trong đó được tính vào phần lương giáo viên hưởng từ ngân sách, như vậy số tiết thừa được dùng để tính đơn giá tiền dạy 2 buổi/ngày chỉ là 1,5 tiết. 1,5 tiết này cộng với 2 tiết của giáo viên chủ nhiệm là 3,5 tiết. Khi chia cho 3,5 thì đơn giá sẽ cao hơn rất nhiều nếu chia cho 12.

Cách tính mà nhà trường áp dụng riêng trong nhiều năm nay khác với công thức mà Công văn 296 đưa ra, rằng đơn giá được tính bằng tổng tiền thu được (60% được phép chi cho giáo viên giảng dạy) chia cho số tiết thực dạy" - thầy giáo Tuyến phân tích.

Theo anh Tuyến, vì nhà trường tính chia cho 12 mà đơn giá một tiết dạy tăng cường chỉ còn 34.000 đồng/tiết.

Sau khi giáo viên trình bày sự việc với Ban giám hiệu và Công đoàn nhà trường, ngày 24/11/2017, nhà trường đã phổ biến cho giáo viên các thông tư về việc hướng dẫn chi học 2 buổi/ngày, tiến hành thảo luận công khai trong tập thể giáo viên, công nhân viên.

“Vì hiệu trưởng yêu cầu điều chỉnh nên ngày 1/12, chúng tôi đã được nhận lương 2 buổi/ngày tháng 11 theo đơn giá mới là 52.000 đồng/tiết”.

{keywords}
Trích công văn 296/SGD&ĐT-KHTC về việc Hướng dẫn nội dung chi học 2 buổi/ngày và bán trú ngày 15/1/2007 của Sở GD-ĐT Hà Nội

Trả lời Báo Dân Trí, bà Bùi Thị Kim Thúy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám cho rằng việc tính đơn giá này trên tinh thần nguyên tắc tập thể và được thông qua quy chế chi tiêu nội bộ, theo các văn bản hướng dẫn và đã được nhất trí.

Bà Thúy cũng khẳng định cách tính của giáo viên tổ Văn - Thể - Mỹ là chưa chuẩn xác. Ngày 24/11, nhà trường đã họp hội đồng, mọi người đã đồng ý với cách tính của trường và bắt đầu thực hiện trả lương 2 buổi/ngày theo đơn giá mới từ tháng 11/2017.

Trước câu hỏi tại sao sau cuộc họp công khai toàn trường ngày 24/11 thì đơn giá mỗi tiết lại được điều chỉnh từ 34.000 đồng lên 52.000 đồng, bà Thúy cho hay hàng năm, các trường thực hiện thu chi theo đúng tỉ lệ được cho tại văn bản mà UBND quận phê duyệt. Trong tỉ lệ chi này, quy định cho các cán bộ giáo viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy là 60%.

Tuy nhiên, khi có ý kiến cần phải tạo điều kiện cho giáo viên trong trường, nhà trường đã thảo luận công khai và co hẹp bớt đối tượng được hưởng chế độ 60%, để tăng thu nhập cho các đối tượng còn lại và lên 71,5%. Do đó, số tiền cho các giáo viên được hưởng tăng lên như hiện nay.

Phòng GD-ĐT nói gì?

Để rõ hơn sự việc tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám và giải đáp về cách tính lương cho giáo viên dạy 2 buổi/ngày ở các trường, VietNamNetđã liên hệ tới ông Nguyễn Đắc Hùng, Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình (Hà Nội).

Ông Hùng cho biết để xác định mức tiền trả cho giáo viên dạy 2 buổi/ngày, các trường cần bám theo quy chế chi tiêu nội bộ được đưa ra bàn bạc thống nhất tại cuộc họp đầu năm. Mỗi trường sẽ xây dựng một quy chế chi tiêu nội bộ sao cho phù hợp với tình hình, điều kiện.

{keywords}
Ông Nguyễn Đắc Hùng, Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình (Hà Nội). Ảnh: Thanh Hùng.

“Các trường trên địa bàn thực hiện chi 60% tiền thu từ học sinh học 2 buổi/ngày cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, và hằng năm UBND quận chấp thuận các khoản thu thì nhà trường mới được thu. Sau đó, nhà trường tự xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và thông qua cán bộ, viên chức của nhà trường tại hội nghị viên chức đầu năm.

Sau khi đóng góp ý kiến, thống nhất xong thì nhà trường mới ban hành quy chế chi tiêu nội bộ. Và lúc đó, nhà trường phải thực hiện đúng theo quy chế, hằng năm có quyết toán công khai tất cả các khoản thu chi. Hiện hằng năm Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám không có vấn đề gì về thu chi ở tiền trả giáo viên 2 buổi/ngày” - ông Hùng khẳng định.

Theo ông Hùng, khoản tiền trả thêm cho giáo viên ở các trường, còn phụ thuộc vào số lượng học sinh. “Hiện nay, các trường thu 100.000 đồng/học sinh học 2 buổi/ngày theo quy định của thành phố, nhưng tổng thu mỗi trường mỗi khác tùy theo số lượng học sinh từng năm”.

Về khoản tăng của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám từ 34.000 lên 52.000 đồng/tiết dạy, ông Hùng cho hay:

“Được biết, nhà trường muốn điều chỉnh lại để tạo điều kiện tăng thu nhập cho giáo viên. Trước đây, trường chia khoản 60% cho cả các giáo viên, nhân viên thư viện, tổng phụ trách, công nghệ thông tin, bây giờ giờ thu hẹp đối tượng thì những giáo viên còn lại được hưởng trên mức 60%, và thực tế là được điều chỉnh mức xấp xỉ 71,5%. Nhân viên thư viện, tổng phụ trách giờ đây vẫn được tiền 2 buổi/ngày nhưng được trích ra từ khoản 40% vốn dành cho các mục chi khác””.

Để giải quyết khúc mắc, theo ông Hùng, các trường cần công khai, minh bạch quy chế chi tiêu nội bộ tới tất cả cán bộ giáo viên. Giáo viên cần bám sát theo quy chế đã được công khai đó. 

“Nếu thấy quy chế chi tiêu nội bộ không còn phù hợp, nhà trường cần phải thông qua tập thể để thay đổi” - ông Hùng nói.

Ngày 27/12, đoàn thanh tra giáo dục đã về trường làm việc. VietNamNetsẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

Thanh Hùng

Đề xuất tăng lương giáo viên là có cơ sở

Đề xuất tăng lương giáo viên là có cơ sở

Vấn đề lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc hành chính sự nghiệp vào Luật giáo dục sửa đổi được nhóm chuyên gia soạn thảo nhận định có cơ sở.

分享到: