Theạicâygiavịvừathơmvừagiúpchữabệtỷ lệ bóng đá lịch thi đấuo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, rau thơm giúp tăng hương vị của món ăn và còn có tác dụng chữa một số bệnh thông thường.
Rau răm
Rau răm còn có tên gọi là thủy liễu, hương lục; có hương thơm đặc biệt, vị cay, tính ấm, không độc. Đây là loại rau không thể thiếu khi ăn kèm cháo lươn, trứng vịt lộn, gỏi gà, hoặc dùng để trừ chất tanh trong hải sản…
Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, dùng để chữa đau bụng lạnh, chàm ghẻ, mụn trĩ, kém ăn.
Thì là
Thì là (còn gọi là thời la, đông phong) thường dùng để nấu món canh cá, canh lươn, ốc, mùi thơm của rau át được mùi tanh.
Trong đông y, thì là là một vị thuốc thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt và lá thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng, kích thích ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt.
Rau mùi
Rau mùi (còn được gọi là ngò ta, hương tuy) có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng mụn nhọt. Loại rau này được trồng phổ biến ở miền Bắc và thường có trong mùa đông.
Mùi tàu
Mùi tàu (còn gọi là ngò gai, ngò tàu) được trồng phổ biến ở nước ta, có thể ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa.
Húng chanh
Húng chanh (còn gọi là cây rau tần) có thể dùng ăn sống hoặc sắc uống. Húng chanh có vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phổi có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc; trị các chứng bệnh cảm cúm, viêm họng, chữa ho, sát khuẩn...
Các cơ sở sản xuất thuốc Nam thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho hoặc cảm cúm.
Húng quế
Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm. Cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, ho, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.
Húng cây
Húng cây (hay còn gọi là bạc hà) cùng họ với húng quế, là vị thuốc hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, chữa viêm xoang nhẹ…
Cây sả
Người dân thường ăn sống sả hoặc dùng làm gia vị tẩm ướp cho các món ăn. Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa ho, giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu.
Cây tía tô
Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành lá có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn.
Lá lốt
Lá lốt (còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu) được trồng nhiều hoặc mọc hoang khắp nơi. Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày, chữa nôn mửa do bị lạnh. Ngoài ra, người dân thường dùng lá lốt để chữa bệnh đau xương khớp, bệnh phụ khoa, viêm xoang, chảy nước mũi, giải say nắng...
Cây gia vị thơm lừng có vô số tác dụng nhưng không nên ăn nhiềuCây sả được sử dụng phổ biến trong các món ăn của Việt Nam, tốt cho đường ruột, miễn dịch nhưng ăn nhiều có thể gây tác dụng phụ.(责任编辑:Thể thao)
AFF Cup: Công Vinh khiêm tốn khi được sánh với Messi, Ronaldo
Nokia 7 Plus chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam
Huawei Nova 3e: Màn hình tai thỏ, camera kép, mặt lưng kính
Vượt mặt The Avengers, Black Panther vươn lên trở thành ông hoàng của phòng vé Bắc Mỹ
Công an xác minh cô gái ở Đắk Lắk kêu cứu vì bị phát tán ‘ảnh nóng’
Alibaba chuẩn bị đầu tư vào Grab, mang lại tiềm năng lớn cho dịch vụ gọi xe tại Đông Nam Á
Chú gà bị chặt đầu một tuần vẫn sống, đi lại khỏe mạnh, người dân hiếu kỳ ùn ùn tới xem
Việt Nam được xem là một trong những điểm nóng của Fintech
Australian Open 2022: Zverev nối gót Nadal vào vòng 3
Chevrolet Trailblazer 2018 sắp được bán tại Việt Nam
Hơn 1.300 người ngộ độc trong 9 tháng, bác sĩ nêu nguyên nhân chính
So sánh ảnh chụp bằng Galaxy S9 Plus và iPhone X, bạn sẽ chọn smartphone nào?