Vô số các cửa hàng game trực tuyến nước ngoài hoạt động trái phép ở Việt Nam. |
Trong vụ án Rikvip,ạnchếgamexuyênbiêngiớipháthànhkhôngphépởViệsoi kèo slovakia một lỗ hổng đã được các đối tượng có liên quan khai thác để thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng, đó là dùng thẻ cào viễn thông trên cổng thanh toán trung gian. Hoạt động này không được Ngân hàng Nhà nước coi là hoạt động trung gian thanh toán để quản lý.
Ở giai đoạn chuyển mình của Mobile Money, sự nổi lên của loại hình ví điện tử lại mở ra một thách thức mới trong việc quản lý các game xuyên biên giới không phép. Từ đây, cánh cổng tiếp cận game không phép xuyên biên giới đã được mở toang mà hiện chưa có chế tài cụ thể để ngăn chặn.
Bổ sung các dự thảo quản lý
Theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số vấn đề của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Bộ TT&TT sẽ bổ sung khái niệm về kho ứng dụng và quản lý chặt hơn các game xuyên biên giới.
Cụ thể, các kho hay chợ ứng dụng không được phân phối, hỗ trợ thanh toán cho các game chưa có giấy phép phát hành và phải gỡ bỏ game vi phạm theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Trường hợp cao nhất khi những chủ thể quản lý các kho ứng dụng này không tuân thủ, họ có thể bị yêu cầu dừng hoạt động ở Việt Nam.
Đây là một bước đi quan trọng để quy trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể với các đơn vị đang vận hành những kho ứng dụng khổng lồ ở Việt Nam như Apple (App Store), Google (Play Store) hay Valve (Steam).
Người chơi dễ dàng tiếp cận các game xuyên biên giới không phép. |
Một vấn đề nhức nhối khác là các hình thức trung gian thanh toán cho game xuyên biên giới không phép. Vấn đề này lại được điều chỉnh trong một dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo đó các đơn vị trung gian thanh toán sẽ bị rút giấy phép nếu thực hiện các hành vi bị cấm, mà một trong số đó là hỗ trợ đánh bạc, tham chiếu đến lỗ hổng trong vụ án Rikvip nói trên. Tuy nhiên, dự thảo chưa đề cập một cách rõ ràng đến các game xuyên biên giới không phép không phải cờ bạc.
Góc nhìn từ các quốc gia khác
Đại tường lửa (Great firewall) là bức tường kiểm duyệt Internet phức tạp nhất thế giới được Trung Quốc dựng lên từ năm 1996.
Ngày nay, bức tường này ngăn chặn gần như mọi thứ ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm cả các game xuyên biên giới không phép. Số liệu hồi tháng 8 cho thấy Apple đã gỡ bỏ hơn 47.000 game không phép trên App Store theo yêu cầu của chính phủ Trung Quốc, sau khi Táo khuyết buộc phải áp dụng chính sách xin giấy phép phát hành game (ISBN) ở thị trường tỷ dân.
Đại tường lửa được ví như Vạn Lý Trường Thành phiên bản Internet của Trung Quốc. |
Các game nước ngoài muốn phát hành ở Trung Quốc bắt buộc phải xin ISBN thông qua một nhà phát hành địa phương, bất kể đó là game online hay offline, phát hành trên hệ máy nào (PC, console, mobile) hay trên chợ ứng dụng nào (Steam, Play Store, App Store).
Tổng cộng mới có 753 game nước ngoài trên mọi nền tảng được cấp phép phát hành ở Trung Quốc, số liệu tính đến tháng 08/2020 của Niko Partners. Trong khi đó, riêng Steam hiện có hơn 30.000 game đang phát hành.
Không một nước nào có thể học theo phương thức này của Trung Quốc. Một số quốc gia như Ấn Độ hay Pakistan chọn cách cấm game có chọn lọc dựa trên phản ứng xã hội về một game cụ thể nào đó.
Để giảm tải công việc quản lý cho cơ quan chức năng, những nước như Mỹ hay Hàn Quốc lại siết chặt việc phân phối game theo độ tuổi và định danh người dùng. Theo đó, các cửa hàng có hành vi bán game không đúng độ tuổi cho người mua sẽ bị phạt rất nặng ở Mỹ.
Còn tại Hàn Quốc, số an sinh xã hội (KSSN) được gán đúng cho người sở hữu nó. Việc quản lý độ tuổi, người chơi, số giờ chơi, khung giờ chơi được Hàn Quốc xử lý khá dễ dàng nhờ KSSN này. Thậm chí, cả khi người chơi lách luật để vào được game, nhà phát hành sẽ ngay lập tức khóa nick nếu phát hiện có gian lận.
Từ những người trong cuộc
Trong các cuộc tham vấn trước đây, phần lớn các nhà phát hành Việt Nam đều đề xuất thử nghiệm chính sách hậu kiểm với game G1, tiến tới bãi bỏ quy định xin cấp giấy phép phê duyệt nội dung kịch bản G1. ICTnews đã liên hệ với một số nhà phát hành để hỏi những đề xuất mới hơn và đang chờ phản hồi đầy đủ.
Hậu kiểm là chính sách được các nhà phát hành Việt Nam đề xuất từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc mở toang cánh cửa để game nước ngoài tràn vào Việt Nam một cách không kiểm soát, trong khi những yếu tố như phân loại độ tuổi, quản lý bằng chứng minh thư điện tử chưa thể sử dụng làm các công cụ quản lý người chơi hiệu quả.
Khó bắt chước cơ chế dãn nhãn phân loại độ tuổi như của Mỹ. |
Vì thế, ở dự thảo sửa đổi Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sắp tới, Bộ TT&TT chỉ đề xuất bãi bỏ quy trình, thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 và giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4.
Nếu dự thảo được thông qua, các nhà phát hành vẫn cần xin giấy phép phát hành trò chơi điện tử G1 và giấy chứng nhận đăng ký phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 cho từng trò chơi.
Một giải pháp dung hòa giữa quản lý và khuyến khích, tạo điều kiện phát triển game Việt, game giáo dục thuần Việt đang được các nhà hoạch định chính sách lên dự thảo. Chính sách không thể bao quát hết mọi mặt của đời sống công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay với nhiều khái niệm mới phát sinh liên tục. Do đó, các nhà phát hành Việt Nam cũng cần đưa ra những ý kiến đóng góp, phản hồi tới cơ quan quản lý, để từ đó có hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp Việt trên chính sân nhà.
Phương Nguyễn
Tính đến thời điểm cuối tháng 8/2020, số lượng game mới ra mắt và đóng cửa tại thị trường trong nước đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm ngoái.