Chưa phải thời điểm để tự chủ toàn diện
Tại Tọa đàm "Tự chủ bệnh viện thế nào để phục vụ người dân tốt hơn",ựchủtoàndiệnbệnhviệnphảiđảmbảoansinhxãhộiquyềnlợingườibệkeo nha cai5 2 giám đốc bệnh viện thực hiện thí điểm tự chủ toàn diện là Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K đã phân tích hàng loạt khó khăn sau 2 năm thực hiện.
Nguyên nhân được các bệnh viện chỉ ra trong quá trình triển khai thí điểm là do cơ chế thực hiện tự chủ bệnh viện chưa đầy đủ, giá dịch vụ y tế không được tính đúng tính đủ, vấn đề liên doanh liên kết máy móc, trang thiết bị chưa rõ ràng. Thậm chí vướng các quy định của pháp luật, dẫn tới thiếu trầm trọng trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân…
PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, Bệnh viện Bạch Mai và nhiều bệnh viện thực hiện tự chủ nhiều năm nay nhưng chi thường xuyên hoặc mức độ khác nhau, chưa có bệnh viện nào toàn diện.
Tự chủ toàn diện thời gian qua Bạch Mai tự chủ hết sức khó khăn do vướng vào dịch bệnh, nhiều máy móc dừng hoạt động, đắp chiếu do vướng pháp lý. Tuy nhiên khó nhất là giá viện phí, dịch vụ chưa tính đúng tính đủ. “Bệnh viện chưa bao giờ được tự chủ về giá”, PGS.TS Cơ nói.
“Lượng lớn các cán bộ viên chức, thậm chí cán bộ ưu tú, tay nghề cao đã rời bệnh viện”, Giám đốc này nói thêm.
GS.TS Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K cũng khẳng định, 2 năm tự chủ, nguồn thu của bệnh viện giảm 1/3, thiếu máy móc để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.
GS.TS Quảng cho rằng, bệnh viện gặp 18 thách thức khi tự chủ toàn diện, trong đó khó khăn về đầu tư trang thiết bị; giá chưa tính đúng tính đủ…
“Về vấn đề máy móc, thiết bị hiện Bệnh viện K vẫn đáp ứng được nhưng phải cố. “Cái cố” này không biết được đến bao giờ”, Giám đốc Bệnh viện K nói.
“Là bệnh viện chuyên khoa, chúng tôi mong được chuyển sang tự chủ theo Nghị định 60 (nhóm 2)”, GS.TS Quảng cho biết.
Giám đốc Bệnh viện K đề xuất, sau 3-5 năm nữa, khi chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực, bệnh viện mới có thể nghĩ đến thực hiện tự chủ toàn diện.
"Lằn ranh" giữa đúng và sai trong thực hiện tự chủ bệnh viện trên thực tế còn nhiều chỗ mong manh, tiềm ẩn những rủi ro nhất đối với những người triển khai, thực hiện.
TS Nguyễn Huy Quang - Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng, tự chủ là nhu cầu tất yếu của các đơn vị sự nghiệp công lập nhưng tự chủ bệnh viện phải công bằng, tiền túi người dân ít đi, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân tốt hơn. Đặc biệt, bệnh viện vẫn đảm bảo chính sách an sinh xã hội.
Theo TS Quang phân tích 2 bệnh viện gặp khó khi tự chủ nguyên nhân quan trọng nhất là do chưa có hành lang pháp lý chuẩn để thực hiện. Ví dụ, chúng ta tưởng văn bản này có rồi nhưng thật ra chưa có vì vậy khi bắt tay vào thực hiện khó tránh khỏi những sai phạm.
“Bệnh viện không ngại làm, không phải không dám làm mà chưa có văn bản pháp quy chưa có văn bản rõ ràng, rất dễ sai phạm. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện”, PGS.TS Cơ cũng khẳng định thêm.
TS Bùi Sỹ Lợi - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội đặt câu hỏi: "Tại sao chưa thể tự chủ hoàn toàn? Giao cho bệnh viện tự chủ toàn diện mà họ chưa đủ điều kiện thì lợi bất cập hại".
Ông Lợi đưa ra ba vấn đề "chưa thể toàn diện bệnh viện". Thứ nhất là cơ chế chưa đáp ứng được nhu cầu để tự chủ toàn diện. Thứ hai là tổ chức thực hiện có vấn đề. Thứ ba là cơ chế giá.
"Qua kinh nghiệm giám sát về y tế, tôi khẳng định chưa có một cơ sở y tế nào kể cả tuyến trên và dưới, đủ điều kiện để tự chủ toàn diện", TS Lợi nói.
Hành lang pháp lý rõ ràng – điều kiện tiên quyết để tự chủ toàn diện
Các chuyên gia cho rằng, tự chủ toàn diện là chủ trương chính xác nhưng cần có văn cần có hành lang pháp lý rõ ràng (văn bản pháp quy về mua sắm, các vấn đề liên doanh liên kết, thuê địa điểm…).
GS.TS Nguyễn Anh Trí - Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, đề xuất bệnh viện làm tự chủ chỉ làm nhóm 2-3 sẽ phù hợp với tình hình hiện nay.
“Chỉ một số bệnh viện tuyến huyện, tỉnh có thể tự chủ một phần, còn y tế cơ sở vẫn phải được nhà nước bao cấp. Bệnh viện phải cố gắng làm, có nhà nước hỗ trợ, Bộ Y tế phải vào cuộc. Bộ Y tế phải “hà hơi thổi ngạt” có những động thái sớm giúp ngay Bệnh viện Bạch Mai vượt qua khó khăn”, GS.TS Anh Trí cho biết.
TS Quang cũng cho rằng, nên để các bệnh viện tự quyết định tự chủ theo nhóm nào vì họ phải tự chịu trách nhiệm. “Tuy nhiên dù làm gì vẫn đảm bảo an sinh xã hội, quyền lợi người bệnh”, ông nói. TS Quang đưa ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn khi thực hiện tự chủ toàn diện.
Thứ nhất, cần có đầu tư về khung giá khám chữa bệnh, có như vậy, các bệnh viện mới tự chủ về tài chính.
Thứ hai, cần có yếu tố tính đúng tính đủ giá viện phí theo 7 yếu tố. Bộ Y tế đề xuất vấn đề này trình Chính phủ xem xét.
Thứ ba, có văn bản hướng dẫn về mặt liên doanh liên kết, khi rõ ràng mới có thể thực hiện.
Thứ tư, hướng dẫn cụ thể về Nghị định 60. Ví dụ hướng dẫn thành lập hội đồng quản lý của bệnh viện như thế nào, ban kiểm soát ra sao, ai là người đại diện về pháp luật của bệnh viện…
Bên cạnh đó, ngành y tế đang đối mặt với vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị y tế. Câu chuyện này đang “làm khó” các bệnh viện vì vậy cần điều chỉnh lại các thông tư và đồng thời điều chỉnh về tiền lương cho nhân viên y tế để họ an tâm công tác.
“Cơ chế pháp lý cần làm rõ. Nếu chúng ta làm được điều này tự chủ toàn diện là con đường thênh thang để các giám đốc bệnh viện thỏa sức sáng tạo, phát triển…”, TS Quang khẳng định.
(责任编辑:Cúp C2)